Liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo mô hình gì?
- Liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo mô hình gì?
- Có các chứng thư số gốc tin cậy nào?
- Trong việc liên thông Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm thế nào?
Liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo mô hình gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 04/2019/TT-BTTTT quy định:
Mô hình liên thông
Mô hình liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ là mô hình công nhận chéo.
Các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ được quy định tại Điều 5 Thông tư này.
Theo đó việc liên thông giữa Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ theo mô hình công nhận chéo.
Đồng thời theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 04/2019/TT-BTTTT quy định mô hình công nhận chéo là mô hình liên thông giữa hai tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Trong đó, các cơ quan, tổ chức và cá nhân sử dụng chứng thư số được cấp bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số này tin cậy các chứng thư số gốc của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số kia và ngược lại.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (hình từ Internet)
Có các chứng thư số gốc tin cậy nào?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 04/2019/TT-BTTTT thì danh sách các chứng thư số gốc tin cậy bao gồm:
- Các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia;
- Các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
Danh sách cụ thể tham khảo Phụ lục I kèm theo Thông tư 04/2019/TT-BTTTT.
Trong việc liên thông Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm thế nào?
Về trách nhiệm được quy định tại Điều 8 Thông tư 04/2019/TT-BTTTT như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Trung tâm Chứng thực điện tử quốc gia (Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia) có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện quy định về các trường thông tin trong chứng thư số của thuê bao; đảm bảo việc trao đổi các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ chính xác và an toàn;
b) Công bố danh sách các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia trên trang thông tin điện tử http://www.rootca.gov.vn;
c) Hàng năm rà soát, trình Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật, ban hành danh sách các chứng thư số gốc tin cậy khi có sự thay đổi về các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
2. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm:
a) Thực hiện hướng dẫn về các trường thông tin trong chứng thư số chuyên dùng Chính phủ;
b) Công bố danh sách các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên trang thông tin điện tử http://ca.gov.vn.
3. Các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng có trách nhiệm thực hiện quy định về các trường thông tin trong chứng thư số công cộng.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát triển ứng dụng sử dụng chữ ký số có trách nhiệm thực hiện quy định đối với chức năng ký số, kiểm tra hiệu lực chứng thư số, chữ ký số của các ứng dụng sử dụng chữ ký số theo quy định tại Điều 7 Thông tư này.
Theo đó trong việc liên thông Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ hướng dẫn việc thực hiện quy định về các trường thông tin trong chứng thư số của thuê bao;
Đảm bảo việc trao đổi các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ chính xác và an toàn;
- Công bố danh sách các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia trên trang thông tin điện tử http://www.rootca.gov.vn;
- Hàng năm rà soát, trình Bộ Thông tin và Truyền thông cập nhật, ban hành danh sách các chứng thư số gốc tin cậy khi có sự thay đổi về các chứng thư số gốc của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia và Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ.
* Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ có trách nhiệm:
- Thực hiện hướng dẫn về các trường thông tin trong chứng thư số chuyên dùng Chính phủ;
- Công bố danh sách các chứng thư số gốc tin cậy của Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên trang thông tin điện tử http://ca.gov.vn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đình chỉ quyết định công nhận cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng đối với tổ chức xã hội nghề nghiệp khi nào?
- Cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại phải có tổng tài sản bao nhiêu?
- Nội dung chính kế hoạch bảo trì công trình xây dựng gồm những gì? Chi phí bảo trì công trình xây dựng bao gồm những chi phí nào?
- Kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng NSNN là gì? Kết quả nhiệm vụ phải được thẩm định khi nào?
- Điều kiện công nhận cấp chứng chỉ năng lực cho tổ chức xã hội nghề nghiệp là gì theo Nghị định 175? Hồ sơ đề nghị công nhận bao gồm gì?