Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Liên hiệp hoạt động theo nguyên tắc gì?

Cho tôi hỏi Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Liên hiệp hoạt động theo nguyên tắc gì? Liên hiệp có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không? Câu hỏi của anh Thơ đến từ Nha Trang.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân không?

Căn cứ Điều 1 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (nhiệm kỳ 2019 - 2024) ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

Điều khoản chung
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội chuyên trách về đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực hòa bình, đoàn kết, hữu nghị và hợp tác nhân dân, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; có vai trò nòng cốt trong hoạt động đối ngoại nhân dân và công tác vận động phi chính phủ nước ngoài; là tổ chức làm công tác chính trị đối ngoại và là bộ phận cấu thành của lực lượng đối ngoại chuyên trách của nước ta.
Ngày 17 tháng 11 năm 1950 là Ngày Truyền thống của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
Tên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam bằng tiếng Anh là: Vietnam Union of Friendship Organizations (viết tắt là VUFO).
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân, bộ máy, con dấu và tài khoản riêng.
...

Đối chiếu quy định trên, như vậy, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân, bộ máy, con dấu và tài khoản riêng.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Liên hiệp hoạt động theo nguyên tắc gì?

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có tư cách pháp nhân không? Liên hiệp hoạt động theo nguyên tắc gì?

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc gì?

Theo quy định tại Điều 2 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (nhiệm kỳ 2019 - 2024) ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc sau đây:

- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động theo Điều lệ do Đại hội đại biểu toàn quốc thông qua và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, bình đẳng, công khai, minh bạch, không vì mục đích lợi nhuận, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý Nhà nước của Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành có liên quan đến hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo quy định của pháp luật.

- Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được tổ chức chặt chẽ, được bảo đảm biên chế, các chế độ, chính sách đối với đội ngũ cán bộ và điều kiện làm việc để thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được Đảng và Nhà nước giao.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật không?

Căn cứ Điều 4 Điều lệ Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 422/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:

Chức năng và nhiệm vụ
1. Tuyên truyền tôn chỉ, mục đích hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
2. Thiết lập các mối quan hệ hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác với các tổ chức tương ứng, các tổ chức phi chính phủ, cá nhân nước ngoài.
3. Mở rộng, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối tác nhằm góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước, tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, đoàn kết và hợp tác của nhân dân thế giới đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam.
4. Tham gia vận động, đấu tranh dư luận bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc, đặc biệt là trên các vấn đề dân chủ, nhân quyền, chủ quyền quốc gia; quảng bá hình ảnh của Việt Nam trên trường quốc tế. Tham gia công tác vận động, tập hợp người Việt Nam ở nước ngoài hướng về Tổ quốc và các hoạt động nhằm tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam với các nước trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật....
5. Tham gia các diễn đàn, cơ chế khu vực và quốc tế và hoạt động của nhân dân thế giới vì lợi ích quốc gia - dân tộc và vì hòa bình, phát triển bền vững, công lý, dân chủ và tiến bộ xã hội.
6. Là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, có vai trò nòng cốt trong công tác vận động phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật.
7. Tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển và lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.
8. Tổ chức nghiên cứu, đề xuất, kiến nghị về các vấn đề khu vực, quốc tế liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và công tác đối ngoại nhân dân.
9. Hướng dẫn, hỗ trợ các tổ chức thành viên trong hoạt động hòa bình, đoàn kết, hữu nghị, hợp tác nhân dân và vận động, điều phối viện trợ phi chính phủ nước ngoài.
10. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật.
11. Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam theo quy định của pháp luật.
12. Thực hiện các nhiệm vụ khác được cơ quan có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có quyền tham gia góp ý kiến xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác đối ngoại nhân dân, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển và lĩnh vực hoạt động của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam.

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari có phải là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam không? Hội Hữu nghị Việt Nam và Bungari hoạt động nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Hội Hữu nghị Việt Nam và Uzbekistan có được Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam hỗ trợ kinh phí hoạt động?
Pháp luật
Hội Hữu nghị Việt Nam Ấn Độ là gì? Là thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đúng không?
Pháp luật
Vì sao ngày 17/11 hàng năm trở thành Ngày Truyền thống Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam?
Pháp luật
Ban Kiểm tra của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam do ai bầu?
Pháp luật
Tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam được quy định như thế nào? Có quyền và nghĩa vụ ra sao?
Pháp luật
Cơ quan Thường trực Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải do Chủ tịch Liên hiệp đứng đầu không?
Pháp luật
Ban Chấp hành của tổ chức thành viên ở trung ương thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là gì?
Pháp luật
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam là cơ quan nào? Có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam có phải là Cơ quan Thường trực cho Ủy ban Công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
729 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào