Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải tổ chức xã hội không? Liên đoàn có quyền giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ không?

Tôi có thắc mắc liên quan đến Liên đoàn Bóng đá Việt Nam. Cho tôi hỏi Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải tổ chức xã hội không? Liên đoàn có quyền giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ không? Câu hỏi của chị Ngọc Hà ở Lâm Đồng.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải tổ chức xã hội không?

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về vai trò, vị trí như sau:

Vai trò, vị trí và nguyên tắc tổ chức hoạt động
1. Vai trò, vị trí:
LĐBĐVN là tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp các thành viên bao gồm: Liên đoàn bóng đá các tỉnh, thành phố, các câu lạc bộ (CLB) bóng đá, các đội bóng và Ban Tổ chức các giải đấu quốc gia; đồng thời LĐBĐVN là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam, là thành viên của FIFA, AFC và AFF;
LĐBĐVN có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có biểu tượng, có cơ quan ngôn luận. Việc thành lập, giải thể LĐBĐVN được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo quy định của Điều lệ này;
Trụ sở làm việc của LĐBĐVN được đặt tại thủ đô Hà Nội, địa chỉ: Đường Lê Quang Đạo, Mỹ Đình, Từ Liêm, Thành phố Hà Nội. Số điện thoại: 04.37332644, 04.38452480. Số fax: 04.38233119, 04.37341349. Địa chỉ trang website: www.vff.org.vn. Email: [email protected], [email protected].
2. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động
LĐBĐVN tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ, thống nhất hành động, quyết định theo đa số, tự quản trong khuôn khổ pháp luật và Điều lệ Liên đoàn được Bộ Nội vụ phê duyệt. LĐBĐVN chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp tập hợp các thành viên bao gồm: Liên đoàn bóng đá các tỉnh, thành phố, các câu lạc bộ (CLB) bóng đá, các đội bóng và Ban Tổ chức các giải đấu quốc gia; đồng thời LĐBĐVN là thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam, là thành viên của FIFA, AFC và AFF.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (Hình từ Internet)

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có quyền quy định tư cách cầu thủ không?

Theo Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 quy định về cầu thủ như sau:

Cầu thủ
1. Tư cách của cầu thủ và các quy định về chuyển nhượng cầu thủ được Ban Chấp hành LĐBĐVN quy định dựa trên các văn bản hiện hành của FIFA về tư cách và chuyển nhượng cầu thủ.
2. Cầu thủ được đăng ký theo các Quy chế của LĐBĐVN.

Theo quy định trên, tư cách của cầu thủ và các quy định về chuyển nhượng cầu thủ được Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam quy định dựa trên các văn bản hiện hành của FIFA về tư cách và chuyển nhượng cầu thủ.

Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có quyền giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ không?

Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 224/QĐ-BNV năm 2010 về nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội để:
a) Huy động và tập hợp các thành viên tham gia phát triển phong trào bóng đá Việt Nam, đặc biệt là trong đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên nhằm nâng cao thể chất cho nhân dân, tạo môi trường phát hiện và bồi dưỡng tài năng bóng đá;
b) Xây dựng và từng bước hoàn thiện hệ thống đào tạo tài năng bóng đá các lứa tuổi, các đội tuyển quốc gia theo định hướng bóng đá chuyên nghiệp;
c) Xây dựng các chương trình đào tạo cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giảng viên, trọng tài bóng đá và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ này.
2. Tham gia với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để quản lý các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá. Hợp tác chặt chẽ với FIFA, AFC, AFF, các Liên đoàn Bóng đá quốc gia và các đối tác khác trong xây dựng và triển khai các hoạt động hợp tác quốc tế về bóng đá theo luật và điều lệ của các tổ chức bóng đá quốc tế.
3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thi đấu bóng đá quốc gia mang tính chuyên nghiệp phù hợp với hệ thống thi đấu của khu vực và thế giới.
4. Tổ chức, quản lý và điều hành các giải bóng đá quốc gia và quốc tế (bao gồm cả các trận đấu giao hữu) được thực hiện trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, đảm bảo tuân thủ Điều lệ, các quy định và các quyết định có liên quan của FIFA, AFC, AFF và LĐBĐVN, cũng như tuân thủ Luật Thi đấu bóng đá do FIFA và IFAB ban hành.
5. Cấp phép, trao quyền cho một thành viên hoặc đơn vị, tổ chức khác đăng cai giải thi đấu bóng đá thuộc quyền quản lý, tổ chức và điều hành của LĐBĐVN trên cơ sở Điều lệ giải được LĐBĐVN thông qua.
6. Xây dựng nền bóng đá Việt Nam phát triển lành mạnh, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, dàn xếp tỷ số, mua bán độ, phân biệt chủng tộc, tình trạng bạo lực, xô xát trong thi đấu và dùng các chất kích thích bị cấm trong bóng đá.
7. Phát triển các thành viên; hỗ trợ các tổ chức bóng đá ở các địa phương, các ngành về chuyên môn, nghiệp vụ.
8. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên thuộc LĐBĐVN. Giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ, cán bộ, huấn luyện viên (HLV) và các thành viên khác.
9. Huy động các nguồn lực của xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế; tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định của pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bóng đá.
10. Tuyển chọn vận động viên (VĐV), HLV tham gia các đội tuyển quốc gia và cử cán bộ, HLV, trọng tài, các đội tuyển quốc gia đi học tập, công tác, tập huấn, thi đấu ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.
11. Ký hợp đồng với chuyên gia nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam.
...
16. Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có quyền giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ, cán bộ, huấn luyện viên (HLV) và các thành viên khác.

3,203 lượt xem
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nhiệm vụ và quyền hạn của Liên đoàn bóng đá Việt Nam
Pháp luật
Chủ tịch VFF do cơ quan nào bầu? Việc bầu Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) theo hình thức bỏ phiếu kín được thực hiện thế nào?
Pháp luật
VFF là gì? Điều kiện, hồ sơ xin gia nhập Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF) được quy định như thế nào?
Pháp luật
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có cơ quan ngôn luận không? Liên đoàn có được ký hợp đồng với chuyên gia nước ngoài không?
Pháp luật
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải thành viên của Ủy ban Olympic Việt Nam không? Liên đoàn có được quyền huy động nguồn tài trợ không?
Pháp luật
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có phải tổ chức xã hội không? Liên đoàn có quyền giải quyết tranh chấp giữa các cầu thủ không?
Pháp luật
Ủy viên Ban Chấp hành Liên đoàn Bóng đá Việt Nam có bắt buộc phải có quốc tịch Việt Nam không? Thường trực Ban Chấp hành có thành viên là Ủy viên không?
Pháp luật
Phó Chủ tịch VFF nào sẽ có trách nhiệm thay quyền Chủ tịch trong trường hợp Chủ tịch VFF vắng mặt?
Pháp luật
Chủ tịch VFF được bầu cử thông qua hình thức nào theo quy định hiện nay? Có được tham gia vào Ban chấp hành của Liên đoàn không?
Pháp luật
Thành viên Hội đồng Huấn luyện viên bóng đá quốc gia sẽ do cơ quan nào tại Liên đoàn bóng đá Việt Nam bổ nhiệm?
Pháp luật
Các quyết định của Đại hội Liên đoàn Bóng đá Việt Nam được thông qua theo phương thức nào? Thời hạn để quyết định có hiệu lực là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào