Lịch tiếp công dân thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vào những ngày nào? Người tiếp công dân có trách nhiệm gì?
Lịch tiếp công dân thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vào những ngày nào?
Lịch tiếp công dân thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được quy định tại tiểu mục 3 Mục VI Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
1. Bộ phận thường trực tiếp công dân
Thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư là đơn vị thường trực tiếp công dân.
2. Địa điểm tiếp công dân:
Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đặt tại số 6B Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
3. Thời gian tiếp công dân thường xuyên:
3.1. Lịch tiếp công dân thường xuyên
Từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần
- Sáng: Từ 8.00 giờ đến 12.00 giờ;
- Chiều: Từ 13.00 giờ đến 17.00 giờ;
3.2. Những ngày không tiếp công dân
Thứ Bảy, Chủ nhật và các Ngày lễ theo quy định của Chính phủ.
3.3. Lịch tiếp công dân của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các Cục trưởng thuộc Bộ
Lịch tiếp công dân định kỳ hàng tháng và đột xuất của Bộ trưởng, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê và các Cục trưởng thuộc Bộ sẽ được thông báo bằng văn bản và niêm yết tại phòng tiếp công dân và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Như vậy, theo quy định, lịch tiếp công dân thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là từ Thứ Hai đến Thứ Sáu hàng tuần, cụ thể:
- Sáng: Từ 8.00 giờ đến 12.00 giờ;
- Chiều: Từ 13.00 giờ đến 17.00 giờ;
Lưu ý: Bộ Kế hoạch và Đầu tư không tiếp công dân vào các ngày Thứ Bảy, Chủ nhật và các Ngày lễ theo quy định của Chính phủ.
Lịch tiếp công dân thường xuyên của Bộ Kế hoạch và Đầu tư là vào những ngày nào? (Hình từ Internet)
Người tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của người tiếp công dân được quy định tại Mục III Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI TIẾP CÔNG DÂN
1. Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
2. Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
3. Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày,
4. Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
5. Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân,
6. Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định, người tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có các trách nhiệm sau đây:
(1) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục chỉnh tề, có đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu theo quy định.
(2) Yêu cầu người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); có đơn hoặc trình bày rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc tiếp nhận, thụ lý vụ việc.
(3) Có thái độ đứng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung mà người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày,
(4) Giải thích, hướng dẫn cho người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền;
Hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết.
(5) Trực tiếp xử lý hoặc phân loại, chuyển đơn, trình người có thẩm quyền xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
Thông báo kết quả xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh cho công dân,
(6) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm;
Trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật.
Công dân không được mang những vật dụng nào khi đến khiếu nại, tố cáo tại địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư?
Những vật dụng không được mang vào địa điểm tiếp công dân được quy định tại tiểu mục 1 Mục II Nội quy tiếp công dân tại Địa điểm tiếp công dân của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành kèm theo Quyết định 1156/QĐ-BKHĐT năm 2015 như sau:
NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI ĐẾN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ, PHẢN ÁNH
1. Giữ gìn trật tự, vệ sinh chung, không được mang vật dễ cháy, nổ, chất độc hại, hung khí, động vật, trẻ em, người bị mất khả năng nhận thức, người mất khả năng điều khiển hành vi dân sự vào nơi tiếp công dân;
2. Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
3. Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
4. Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
5. Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
...
Như vậy, theo quy định, công dân khi đến khiếu nại, tố cáo không được mang vật dễ cháy, nổ, chất độc hại, hung khí, động vật, trẻ em, người bị mất khả năng nhận thức, người mất khả năng điều khiển hành vi dân sự vào nơi tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?