Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 chính thức (HSA)? Cấu trúc, đề tham khảo?
Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 chính thức?
Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 chính thức cụ thể như sau:
Đợt thi | Đăng ký ca thi | Ngày thi | Địa điểm thi | Quy mô |
501 | 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 28/2 | 15-16/3 | Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa | 10.000 |
502 | 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 2/3 | 29-30/3 | Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh | 15.000 |
503 | 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 2/3 | 12-13/4 | Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh | 15.000 |
504 | 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 2/3 | 19- 20/4 | Hà Nội, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa | 15.000 |
505 | 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 2/3 | 10-11/5 | Hà Nội, Thái Nguyên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình | 15.000 |
506 | 9h ngày 23/2 đến 16h30 ngày 2/3 | 17-18/5 | Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định, Thái Bình | 15.000 |
Trên đây là lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 chính thức?
Lịch thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025 chính thức? Cấu trúc, đề tham khảo? (Hình từ Internet)
Cấu trúc, đề tham khảo ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025?
Bài thi đánh giá năng lực HSA của Đại học Quốc gia Hà Nội diễn ra trên máy tính. Thời gian làm bài là 195-199 phút.
Bài gồm hai phần bắt buộc là Toán học - Xử lý số liệu (50 câu, 75 phút) và Văn học - Ngôn ngữ (50 câu, 60 phút). Phần thi thứ ba là lựa chọn (50 câu, 60 phút). Thí sinh chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh. Mỗi phần thi có thể xuất hiện một câu hỏi thử nghiệm không tính điểm.
TẢI VỀ Cấu trúc, đề tham khảo ĐGNL Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2025
Nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia được quy định như thế nào?
Theo Điều 2 Nghị định 186/2013/NĐ-CP thì đại học quốc gia là cơ sở giáo dục đại học công lập bao gồm tổ hợp các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học; là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển.
Đại học quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và tài khoản riêng; là đầu mối được giao các chỉ tiêu về ngân sách và kế hoạch.
Đại học quốc gia chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo về giáo dục và đào tạo, của Bộ Khoa học và Công nghệ về khoa học và công nghệ, của các bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở trong lĩnh vực được phân công theo quy định của Chính phủ và phù hợp với pháp luật.
Bên cạnh đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Đại học quốc gia được quy định tại Điều 3 Nghị định 186/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của Đại học quốc gia.
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật; đào tạo, bồi dưỡng nhân tài khoa học; chuyển giao tri thức và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.
- Quản lý, điều hành, sử dụng và chia sẻ các nguồn lực, cơ sở vật chất dùng chung trong Đại học quốc gia, bảo đảm tính hữu cơ, đồng bộ và hiệu quả; huy động nguồn lực của xã hội để xây dựng Đại học quốc gia thành cơ sở giáo dục đại học từng bước đạt chuẩn quốc tế, khu vực.
- Nghiên cứu, cung cấp luận cứ khoa học nhằm góp phần xây dựng các định hướng, chủ trương, chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đề xuất và thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm quốc gia theo quy định.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành có liên quan theo quy định; chịu sự kiểm tra, thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Chính phủ, các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi Đại học quốc gia đặt trụ sở theo quy định.
- Được quyền tự chủ cao trong các hoạt động về đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, quan hệ quốc tế và tổ chức bộ máy theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Đại học quốc gia và các cơ sở giáo dục đại học thành viên và có cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Được thí điểm mở các ngành, chuyên ngành đào tạo mới, ngoài danh mục các ngành, chuyên ngành đào tạo đã được quy định, nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội và thực hiện trên cơ sở có đủ các điều kiện theo quy định; báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo theo dõi, kiểm tra.
- Được phê duyệt chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ tổ chức tại Đại học quốc gia theo quy định của pháp luật.
- Được làm việc trực tiếp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Khi cần thiết, Giám đốc Đại học quốc gia báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề liên quan đến hoạt động và phát triển của Đại học quốc gia.
- Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân dạy thêm học thêm ngoài nhà trường phải công khai những thông tin nào từ 14/02/2025?
- Valentine Đen là ngày gì? Valentine trắng là ngày gì? Valentine đỏ là ngày gì? Ý nghĩa của Valentine Đen, Valentine trắng và Valentine đỏ?
- Bệnh cúm mùa là gì, có nguy hiểm không? Triệu chứng của bệnh cúm mùa? Cách chữa trị bệnh cúm mùa theo hướng dẫn Bộ Y tế?
- Lời chúc mở hàng khai trương ngắn gọn? Mẫu lời chúc mở hàng khai trương hồng phát đầu năm mới 2025?
- Xe máy đăng ký tạm thời mà chạy quá thời hạn cho phép thì bị phạt bao nhiêu tiền theo Nghị định 168?