Lịch sử sử dụng căn cước điện tử có bị mất không? Sử dụng căn cước điện tử không đúng mục đích thì có bị khóa?
Lịch sử sử dụng căn cước điện tử có bị mất không?
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 69/2024/NĐ-CP thì lịch sử sử dụng căn cước điện tử được lưu trữ trong hệ thống định danh và xác thực điện tử với thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng.
Do đó, hết thời hạn 05 năm kể từ thời điểm sử dụng thì lịch sử sử dụng căn cước điện tử có thể bị mất.
Lịch sử sử dụng căn cước điện tử có bị mất không? Sử dụng căn cước điện tử không đúng mục đích thì có bị khóa? (Hình từ Internet)
Sử dụng căn cước điện tử không đúng mục đích thì có bị khóa không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Luật Căn cước 2023, căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 34 Luật Căn cước 2023 quy định căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
- Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
- Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
- Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
- Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
- Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
Như vậy, nếu sử dụng căn cước điện tử không đúng mục đích dẫn đến vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia hoặc sử dụng căn cước điện tử không đúng mục đích mà cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền có yêu cầu thì có thể bị khóa.
Căn cước điện tử bị khóa thì phải làm gì để mở khóa?
Căn cứ Điều 30 Nghị định 69/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Trình tự, thủ tục mở khóa căn cước điện tử
1. Hệ thống định danh và xác thực điện tử tự động rà soát, kiểm tra và mở khóa căn cước điện tử khi không còn căn cứ khóa căn cước điện tử.
2. Người bị khóa căn cước điện tử thực hiện yêu cầu mở khóa căn cước điện tử trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia theo mẫu TK03 ban hành kèm theo Nghị định này. Cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị mở khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
5. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt đối với trường hợp yêu cầu mở khóa căn cước điện tử quy định tại khoản 2 Điều này và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và công dân. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định nêu trên, để mở khóa căn cước điện tử thì người sử dụng căn cước điện tử phải thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Đến trực tiếp tại Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất hoặc thông qua ứng dụng định danh quốc gia để thực hiện yêu cầu mở khóa căn cước điện tử.
Theo đó, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm ghi nhận, kiểm tra, xác thực và mở khóa căn cước điện tử ngay sau khi nhận được yêu cầu mở khóa căn cước điện tử của công dân trên hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 2: Cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền gửi văn bản đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi gần nhất để tiếp nhận, xử lý.
Bước 3: Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị mở khóa căn cước điện tử của cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan khác có thẩm quyền, đến Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện nơi tiếp nhận đề nghị phải xem xét, chuyển đề nghị mở khóa căn cước điện tử đến thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an để xem xét, phê duyệt thông qua hệ thống định danh và xác thực điện tử.
Bước 4: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan quản lý căn cước Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện chuyển đến, thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước Bộ Công an xem xét, phê duyệt yêu cầu mở khóa và thông báo tới cơ quan đề nghị mở khóa căn cước điện tử và công dân. Trường hợp từ chối mở khóa căn cước điện tử thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?