Lì xì là gì? Lì xì đầu năm có ý nghĩa gì? Nguồn gốc lì xì? Tiền lì xì nhận được từ công ty có phải chịu thuế TNCN không?
Lì xì là gì? Lì xì đầu năm có ý nghĩa gì? Nguồn gốc tiền lì xì?
Lì xì là gì?
Lì xì hay Hồng bao là một tục lệ mừng tuổi trẻ em vào dịp Tết Nguyên Đán ở các nước Á Đông.
Lì xì theo tiếng Trung Quốc là phiên âm của từ "lợi thị", có nghĩa là "được lợi", "được tiền", hoặc "được may mắn", việc trao tặng tiền lì xì như một cách gửi gắm lời chúc tốt đẹp, may mắn, sức khỏe và thành công trong năm mới.
Tiền lì xì thường sẽ chỉ là số tiền nhỏ, gồm cả tiền lẻ và chẵn được bỏ vào phong bao màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, hạnh phúc và tài lộc.
Nguồn gốc của lì xì?
Tục lệ lì xì đầu năm mới đã xuất hiện từ thời xa xưa, bắt nguồn từ Trung Quốc, với niềm tin những bao lì xì chứa tiền sẽ giúp xua đuổi tà ma, bệnh tật.
Tương truyền, xưa kia có một con yêu quái rất thích xoa đầu trẻ em vào đêm giao thừa khiến lũ trẻ khóc thét rồi sinh bệnh. Một năm nọ, vào đêm giao thừa, có 8 vị tiên đi ngang và chứng kiến cảnh tượng này nên đã hóa thành những đồng tiền và bảo cha mẹ hãy gói tiền vào tấm vải đỏ đặt sau gối của mấy đứa trẻ. Khi con yêu quái đến gần, những đồng tiền lóe lên ánh sáng khiến nó sợ hãi và phải bỏ chạy và không còn gây hại cho trẻ em nữa.
Từ đó, tục lệ lì xì đầu năm được hình thành, tiền lì xì sẽ được đựng trong phong bì đỏ như "lá bùa" xua đuổi bệnh tật, xui xẻo, đồng thời mang đến điềm lành và may mắn cho năm mới.
Lì xì đầu năm có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của tiền lì xì không nằm ở giá trị vật chất của đồng tiền mà chủ yếu ở lời chúc và tình cảm của người trao gửi. Bằng cách trao tặng tiền lì xì, người lớn hy vọng trẻ em sẽ gặp nhiều may mắn, học hành tiến bộ, và lớn lên khỏe mạnh, ngoan ngoãn. Còn đối với những người lớn tuổi, lì xì là lời cầu chúc họ luôn khỏe mạnh, sống lâu để có thể bên cạnh con cháu, tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống.
Dù qua thời gian, phong tục lì xì đã có nhiều biến thể và cách thức thực hiện khác nhau, nhưng ý nghĩa sâu xa của nó vẫn không thay đổi – đó là một sự khởi đầu mới đầy hy vọng và may mắn trong năm mới.
Ngày nay, phong tục lì xì đã trở thành một nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt, không chỉ dành riêng cho trẻ em mà mọi lứa tuổi đều có thể nhận lì xì để lấy may, với hy vọng một năm mới an lành, hạnh phúc và thịnh vượng.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính thất tham khảo.
Lì xì là gì? Lì xì đầu năm có ý nghĩa gì? Nguồn gốc của lì xì? Tiền lì xì nhận được từ công ty có phải chịu thuế TNCN không? (Hình từ Internet)
Tiền lì xì nhận được từ công ty có phải chịu thuế TNCN không?
Căn cứ vào điểm e khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC có quy định như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
...
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
...
e) Các khoản thưởng bằng tiền hoặc không bằng tiền dưới mọi hình thức, kể cả thưởng bằng chứng khoán, trừ các khoản tiền thưởng sau đây:
e.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu được Nhà nước phong tặng, bao gồm cả tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, các hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng, cụ thể:
e.1.1) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua như Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp Bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chiến sĩ thi đua cơ sở, Lao động tiên tiến, Chiến sỹ tiên tiến.
e.1.2) Tiền thưởng kèm theo các hình thức khen thưởng.
e.1.3) Tiền thưởng kèm theo các danh hiệu do Nhà nước phong tặng.
e.1.4) Tiền thưởng kèm theo các giải thưởng do các Hội, tổ chức thuộc các Tổ chức chính trị, Tổ chức chính trị - xã hội, Tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Trung ương và địa phương trao tặng phù hợp với điều lệ của tổ chức đó và phù hợp với quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng.
e.1.5) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước.
e.1.6) Tiền thưởng kèm theo Kỷ niệm chương, Huy hiệu.
e.1.7) Tiền thưởng kèm theo Bằng khen, Giấy khen.
Thẩm quyền ra quyết định khen thưởng, mức tiền thưởng kèm theo các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng nêu trên phải phù hợp với quy định của Luật Thi đua khen thưởng.
e.2) Tiền thưởng kèm theo giải thưởng quốc gia, giải thưởng quốc tế được Nhà nước Việt Nam thừa nhận.
e.3) Tiền thưởng về cải tiến kỹ thuật, sáng chế, phát minh được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận.
e.4) Tiền thưởng về việc phát hiện, khai báo hành vi vi phạm pháp luật với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
...
Như vậy, khoản tiền lì xì mà công ty cho người lao động được coi là khoản tiền thưởng và khoản tiền này không thuộc các khoản tiền thưởng được miễn thuế thu nhập cá nhân, do đó người lao động phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo quy định.
Người lao động đi làm vào ngày lễ tết thì được tính lương thế nào?
Căn cứ vào Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trong trường hợp người lao động làm thêm vào ngày lễ tết thì tiền lương làm thêm giờ của người lao động được xác định như sau:
- Làm việc vào ban ngày của ngày lễ, tết: Tính thêm 300% lương của ngày làm việc bình thường.
- Làm việc vào ban đêm của ngày lễ, tết: Tính thêm 390% lương của ngày làm việc bình thường. (300% (tiền lương làm thêm giờ ngày lễ, tết) + 30% (làm việc vào ban đêm) + (20% x tiền lương thực trả theo công việc làm vào ban ngày của ngày lễ, tết (300%)) = 390%)
Như vậy, nếu tính cả lương ngày lễ, tết được hưởng khi nghỉ thì người lao động làm thêm giờ người lao động đi làm vào ngày lễ, tết được tính tiền lương như sau:
- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Nghệ An như thế nào?
- Công an nhân dân đặt dưới sự lãnh đạo của ai? Vị trí của Công an nhân dân như thế nào? Chức năng của Công an nhân dân?
- Ngân hàng thương mại có được vay Ngân hàng Nhà nước dưới hình thức tái cấp vốn theo quy định không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kiên Giang thế nào? Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Kiên Giang?
- Định giá xây dựng là gì? Lĩnh vực cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng có bao gồm lĩnh vực định giá xây dựng?