Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là bao nhiêu? Đối tượng nào phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp?
Những đối tượng nào phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp?
Đối tượng nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp được quy định tại Điều 40 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản
Những người phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm: Chủ nợ không có bảo đảm; chủ nợ có bảo đảm một phần; người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; chủ doanh nghiệp tư nhân; Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần; Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; thành viên hợp danh của công ty hợp danh; cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên; thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã.
Như vậy, theo quy định, đối tượng phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp bao gồm:
- Chủ nợ không có bảo đảm;
- Chủ nợ có bảo đảm một phần;
- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
- Chủ doanh nghiệp tư nhân;
- Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;
- Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;
- Chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh;
- Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% cổ phần phổ thông trở lên.
Những đối tượng nào phải nộp tiền lệ phí khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp? (Hình từ Internet)
Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức án phí, lệ phí Tòa án như sau:
Mức án phí, lệ phí Tòa án
1. Mức án phí, lệ phí Tòa án được quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.
2. Đối với vụ án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức án phí bằng 50% mức án phí quy định tại mục A Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Đồng thời, căn cứ Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định:
Stt | Tên lệ phí | Mức thu |
... | ... | ... |
II | Lệ phí Tòa án khác | |
... | ... | ... |
3 | Lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản | 1.500.000 đồng |
4 | Lệ phí xét tính hợp pháp của cuộc đình công | 1.500.000 đồng |
5 | Lệ phí bắt giữ tàu biển | 8.000.000 đồng |
6 | Lệ phí bắt giữ tàu bay | 8.000.000 đồng |
7 | Lệ phí thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam | 1.000.000 đồng |
8 | Lệ phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài | 200.000 đồng |
9 | Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án | 1.500 đồng/trang A4 |
Như vậy, lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định hiện nay là 1.500.000 đồng.
Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp không phải chịu lệ phí Tòa án trong trường hợp nào?
Trường hợp không phải chịu lệ phí Tòa án được quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 như sau:
Không phải nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; không phải chịu án phí, lệ phí Tòa án
...
2. Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền tạm ứng lệ phí Tòa án, không phải chịu lệ phí Tòa án:
a) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định tại khoản 2 Điều 5, điểm a khoản 1 Điều 105 của Luật phá sản;
b) Ban chấp hành công đoàn cơ sở yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
c) Đại diện tập thể người lao động yêu cầu Tòa án xét tính hợp pháp của cuộc đình công;
d) Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật; thay đổi người trực tiếp nuôi con; hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên; buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó theo quy định tại khoản 2 Điều 10, khoản 5 Điều 84, khoản 2 Điều 86, khoản 2 Điều 119 của Luật hôn nhân và gia đình; cơ quan nhà nước yêu cầu Tòa án cung cấp bản sao, trích lục bản án;
...
Như vậy, theo quy định, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp không phải chịu lệ phí Tòa án trong các trường hợp sau đây:
(1) Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở) nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đối với người lao động (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Phá sản 2014).
(2) Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản mà doanh nghiệp mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản (theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 105 Luật Phá sản 2014).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?