Lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có đọc diễn văn hay không? Ai sẽ đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm?

Cho tôi hỏi có thực hiện đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sắp tới hay không? Nếu có thì ai sẽ là người đọc diễn văn? Trong ngày kỷ niệm này người dân có phải treo cờ tổ quốc ở nhà hay không? Câu hỏi của anh T từ TP.HCM

Lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có đọc diễn văn hay không? Ai sẽ đọc diễn văn khai mạc trong lễ kỷ niệm?

Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về quy định về việc tổ chức lễ kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
1. Năm lẻ 5, năm khác:
a) Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm. Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
b) Tại Nghệ An, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An dâng hoa tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Quảng trường 19 tháng 5, thành phố Vinh và Khu di tích lịch sử Kim Liên, huyện Nam Đàn;
c) Các địa phương có di tích, khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm;
d) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương;
đ) Các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước có nhà lưu niệm, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh tổ chức lễ dâng hương tưởng niệm.
2. Năm tròn:
a) Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thành phố Hà Nội và tỉnh Nghệ An tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, đại diện kiều bào, đại diện lãnh đạo Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An, Đoàn Ngoại giao và các Trưởng Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước đọc diễn văn kỷ niệm;
b) Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.

Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 145/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. “Năm tròn”, “năm lẻ 5”, “năm khác” là số năm kỷ niệm (lần thứ) của các sự kiện.
a) “Năm tròn” là năm có chữ số cuối cùng là “0”;
b) “Năm lẻ 5” là năm có chữ số cuối cùng là “5”;
c) “Năm khác” là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Riêng đối với trường hợp tổ chức ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, việc xác định “năm tròn”, “năm lẻ 5” và “năm khác” được tính theo năm dương lịch.
2. “Lãnh đạo Đảng, Nhà nước” là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội.
...

Đối chiếu theo quy định trên thì kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức theo quy định "năm khác". Do đó, sẽ không có việc đọc diễn văn khai mạc lễ kỷ niệm trong năm nay.

Trường hợp kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh rơi vào "năm tròn" thì những người giữ các chức danh sau sẽ có quyền đọc diễn văn kỷ niệm:

(1) Tổng Bí thư,

(2) Chủ tịch nước,

(3) Thủ tướng Chính phủ,

(4) Chủ tịch Quốc hội,

(5) Ủy viên Bộ Chính trị,

(6) Ủy viên Ban Bí thư Trung ương Đảng,

(7) Phó Chủ tịch nước,

(8) Phó Thủ tướng Chính phủ,

(9) Phó Chủ tịch Quốc hội.

Ai sẽ đọc diễn văn kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh khi khuyết Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội?

Ai sẽ đọc diễn văn kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh khi khuyết Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội? (Hình từ Internet)

Người dân có phải treo cờ tổ quốc mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh không?

Theo tiểu mục A Mục II Điều lệ 974-TTg năm 1956 về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành như sau:

KHI NÀO THÌ TREO QUỐC KỲ
A. Treo riêng quốc kỳ của ta:
1) Quốc kỳ được treo trong các phòng họp của các cấp chính quyền và các đoàn thể khi họp những buổi long trọng.
2) Quốc kỳ chỉ treo ngoài nhà những ngày tết và ngày lễ sau đây:
- Tết Nguyên đán dương lịch,
- Tết Nguyên đán âm lịch,
- Kỷ niệm tổng tuyển cử: 6 tháng 1,
- Ngày Quốc tế lao động: 1 tháng 5,
- Kỷ niệm sinh nhật Chủ Tịch Hồ Chí Minh: 19 tháng 5,
- Kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám: 19 tháng 8,
- Ngày Quốc Khánh: 2 tháng 9.
Những trường hợp khác cần treo quốc kỳ thì sẽ có thông báo của Chính Phủ, Uỷ ban hành chính khu, tỉnh hoặc thành phố.
...

Như vậy, người dân phải thực hiện treo cờ tổ quốc vào dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Việc treo cờ tổ quốc trong ngày sinh nhật Chủ tịch Hồ Chính MInh phải đảm bảo quy định tại Mục III Điều lệ 974-TTg năm 1956 như sau:

- Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,

- Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.

- Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.

- Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.

- Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có phải là ngày lễ lớn của đất nước không?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, kỷ niệm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong các ngày lễ lớn của đất nước.

Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch Hồ Chí Minh viết Vì độc lập vì tự do Đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào trong Thư chúc mừng năm mới đồng bào và chiến sỹ cả nước nhân dịp đầu năm nào?
Pháp luật
Bác Hồ sinh năm bao nhiêu? Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có được nghỉ học không?
Pháp luật
Ngày 19/5 là ngày gì? Lễ kỷ niệm ngày 19/5 có phải là một ngày lễ lớn trong năm của đất nước hay không?
Pháp luật
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì học sinh, sinh viên có được nghỉ học hay không?
Pháp luật
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì người lao động có được nghỉ việc hưởng lương hay không?
Pháp luật
Lễ kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có đọc diễn văn hay không? Ai sẽ đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm?
Pháp luật
Hà Nội mừng kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh với những hoạt động gì? Kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh sẽ được tổ chức ra sao vào năm tròn?
Pháp luật
Cách tính năm kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh như thế nào? Khi tổ chức lễ kỷ niệm cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Tổ chức kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đâu? Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh có ý nghĩa gì?
Pháp luật
Có tổ chức bắn pháo hoa kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/5/1890 hay không theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
691 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào