Lấy ngày 27/4 hàng năm là Ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Ngày kiến trúc Việt Nam đúng không?
Lấy ngày 27/4 hàng năm là Ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam và Ngày kiến trúc Việt Nam đúng không?
Ngày Kiến trúc Việt Nam và Ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định tại Điều 7 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Ngày Truyền thống
Ngày 27/4 hàng năm được Nhà nước công nhận là Ngày Kiến trúc Việt Nam, đồng thời là ngày thành lập Hội.
Theo quy định thì ngày 27/4 hàng năm được Nhà nước công nhận là Ngày Kiến trúc Việt Nam, đồng thời là Ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
Mối quan hệ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định thế nào?
Mối quan hệ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021 như sau:
Mối quan hệ
1. Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp Kiến trúc sư quốc tế (UIA) và Hội đồng Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA).
2. Hội có mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có liên quan đến kiến trúc và hoạt động của Hội, với các hội nghề nghiệp.
3. Hội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các cá nhân kiến trúc sư và các tổ chức nghề nghiệp tiến bộ trên thế giới và khu vực trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi theo quy định của luật pháp Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.
Theo đó, mối quan hệ của Hội Kiến trúc sư Việt Nam được quy định như sau:
- Hội là thành viên của Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Liên hiệp Kiến trúc sư quốc tế (UIA) và Hội đồng Kiến trúc sư châu Á (ARCASIA).
- Hội có mối quan hệ hợp tác với các cơ quan có liên quan đến kiến trúc và hoạt động của Hội, với các hội nghề nghiệp.
- Hội có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các cá nhân kiến trúc sư và các tổ chức nghề nghiệp tiến bộ trên thế giới và khu vực trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi theo quy định của luật pháp Việt Nam và theo thông lệ quốc tế.
Lấy ngày 27/4 hàng năm là Ngày Kiến trúc Việt Nam và Ngày thành lập Hội Kiến trúc sư Việt Nam đúng không? (Hình từ Internet)
Hội Kiến trúc sư Việt Nam có bao nhiêu nhiệm vụ?
Hội Kiến trúc sư Việt Nam có 16 nhiệm vụ được quy định tại Điều 9 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Kiến trúc sư Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 821/QĐ-BNV năm 2021, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tuyên truyền, thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích của Hội nhằm tham gia phát triển lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Thứ hai, tổ chức hoạt động theo Điều lệ Hội được phê duyệt. Hoạt động của Hội được thực hiện trên nguyên tắc chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan đến tổ chức, hoạt động của Hội, không được làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, đạo đức, thuần phong mỹ tục, truyền thống của dân tộc, quyền lợi và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Thứ ba, chăm lo công tác nghiên cứu, lý luận phê bình và sáng tác kiến trúc cho hội viên, làm cơ sở phát triển nền kiến trúc Việt Nam mang tính hiện đại, tính dân tộc.
Thứ tư, xây dựng đội ngũ hội viên là kiến trúc sư, phát hiện, phát triển bồi dưỡng nhân tài. Nâng cao năng lực sáng tạo và kỹ năng nghề nghiệp của kiến trúc sư trẻ.
Thứ năm, thực hiện tư vấn phản biện và giám định xã hội. Tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật, kiến thức, kinh nghiệm và thành tựu về kiến trúc - xây dựng của Việt Nam và thế giới cho kiến trúc sư và xã hội, thực hiện tư vấn tự nguyện cho cộng đồng, góp phần nâng cao nhận thức thẩm mỹ về kiến trúc phù hợp với bản sắc văn hóa dân tộc và sự phát triển của đất nước.
Thứ bảy, xây dựng và kiện toàn tổ chức Hội để hoạt động hiệu quả và có tác động tích cực đến sự nghiệp kiến trúc - xây dựng.
Thứ tám, theo dõi, giám sát, phản ánh việc thực hiện Quy tắc ứng xử nghề nghiệp cho kiến trúc sư hành nghề.
Thứ chín, tham gia các hoạt động quốc tế, khu vực ASEAN và Châu Á - Thái Bình Dương theo quy định của pháp luật và cấp có thẩm quyền, nhằm tuyên truyền giới thiệu kiến trúc Việt Nam, mở rộng hợp tác nghề nghiệp, trao đổi thông tin, kinh nghiệm chuyên môn với đồng nghiệp quốc tế.
Thứ mười, tập hợp, đoàn kết hội viên; tổ chức, phối hợp hoạt động giữa các hội viên vì lợi ích chung của Hội.
Thứ mười một, phổ biến, huấn luyện kiến thức cho hội viên, hướng dẫn hội viên tuân thủ pháp luật, chế độ, chính sách của Nhà nước và Điều lệ, quy chế, quy định của Hội.
Thứ mười hai, đại diện hội viên tham gia, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền về các chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
Thứ mười ba, hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trong nội bộ Hội theo quy định của pháp luật.
Thứ mười bốn, xây dựng và ban hành quy tắc đạo đức trong hoạt động của Hội.
Thứ mười lăm, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí của Hội theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ mười sáu, thực hiện các nhiệm vụ khác khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?