Lấy dịch ngoáy họng hay dịch mũi để xét nghiệm bệnh bạch hầu? Tải Mẫu danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần?
Tải Mẫu danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần theo quy định mới nhất?
Mẫu danh sách các trường hợp nghi bệnh bạch hầu và tiếp xúc gần là Biểu mẫu 2 Phụ lục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu danh sách các trường hợp nghi bệnh bạch hầu và tiếp xúc gần
Lấy dịch ngoáy họng hay dịch mũi để xét nghiệm bệnh bạch hầu? Tải Mẫu danh sách các trường hợp nghi bạch hầu và tiếp xúc gần? (Hình từ Internet)
Lấy dịch ngoáy họng hay dịch ngoáy mũi để xét nghiệm bệnh bạch hầu?
Căn cứ Mục 3 Phần II Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
3. Quy định về lấy mẫu, loại bệnh phẩm, kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm.
3.1. Quy định về lấy mẫu, loại bệnh phẩm:
- Đối với ca bệnh nghi ngờ: Lấy mẫu xét nghiệm tất cả các trường hợp. Ưu tiên lấy dịch ngoáy họng, trong trường hợp không lấy được dịch ngoáy họng thì lấy dịch mũi; vết loét trên da (nếu có).
- Đối với ổ dịch/dịch: Lấy mẫu bệnh phẩm của tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định trong vòng 1 tuần từ khi khởi phát hoặc người lành mang trùng; ưu tiên lấy dịch ngoáy họng, trong trường hợp không lấy được dịch ngoáy họng thì lấy dịch mũi.
Các loại bệnh phẩm khác: được thực hiện theo yêu cầu của các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur.
3.2. Kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu (thực hiện theo hướng dẫn tại Phụ lục 2)
Mẫu bệnh phẩm phải được gửi cùng với phiếu điều tra ca bệnh về cơ sở thực hiện xét nghiệm.
Theo đó, đối với ca bệnh nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu sẽ ưu tiên lấy dịch ngoáy họng để làm mẫu xét nghiệm. Trong trường hợp không lấy được dịch ngoáy họng thì lấy dịch mũi; vết loét trên da (nếu có).
Bên cạnh đó, đối với ổ dịch/dịch sẽ lấy mẫu bệnh phẩm của tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định trong vòng 1 tuần từ khi khởi phát hoặc người lành mang trùng. Ưu tiên lấy dịch ngoáy họng, trong trường hợp không lấy được dịch ngoáy họng thì lấy dịch mũi.
Hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh bạch hầu?
Hướng dẫn lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh bạch hầu được quy định cụ thể tại Phụ lục 2 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020. Cụ thể:
(i) Dụng cụ lấy mẫu bao gồm:
- Găng tay.
- Dụng cụ đè lưỡi.
- Khẩu trang.
- Áo choàng y tế.
- Que lấy mẫu (không dùng que lấy mẫu có cán cầm bằng calcium hoặc gỗ).
- Ống đựng bệnh phẩm có chứa môi trường vận chuyển dành cho vi khuẩn (môi trường Amies hoặc Suart).
- Ống/lọ nhựa vô trùng (để lấy mẫu tại vết loét trên da).
- Túi chống thấm.
- Cồn sát trùng, bút ghi.
- Túi giữ lạnh (gel đá)/ đá khô.
- Phích lạnh bảo quản mẫu.
(ii) Loại bệnh phẩm
- Mẫu dịch ngoáy họng, giả mạc, ngoáy dịch mũi.
- Mẫu bệnh phẩm nên được lấy trước khi bắt đầu điều trị (nếu đã điều trị cần ghi chú vào phiếu yêu cầu xét nghiệm).
(iii) Tiến hành lấy mẫu: Trước khi tiến hành lấy mẫu cần điền đầy đủ thông tin về họ tên, tuổi và ngày lấy mẫu trên nhãn ống đựng mẫu.
- Mẫu ngoáy dịch họng
+ Yêu cầu lấy 2 que cho mỗi người bệnh.
+ Yêu cầu người bệnh há miệng to.
+ Dùng dụng cụ đè nhẹ nhàng lưỡi người bệnh.
+ Đưa que lấy mẫu vào vùng hầu họng, miết và xoay tròn nhẹ 3 đến 4 lần tại vùng có đốm trắng, giả mạc (bên cạnh hoặc ngay dưới giả mạc) hoặc vùng bị viêm quanh khu vực 2 bên a-mi-đan và thành sau họng để lấy chất dịch nhầy.
+ Sau khi lấy bệnh phẩm đặt que lấy mẫu vào ống chứa 2-3ml môi trường vận chuyển dành cho vi khuẩn để bảo quản (môi trường Amies hoặc Stuart) và đảm bảo đầu que lấy mẫu phải nằm ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển.
+ Bẻ /cắt cán que ngoáy dịch họng cho phù hợp với độ dài của ống chứa môi trường vận chuyển.
+ Đóng nắp, xiết chặt nắp ống bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
- Mẫu ngoáy dịch mũi
+ Yêu cầu lấy 2 que cho mỗi người bệnh
+ Yêu cầu người bệnh ngồi yên, trẻ nhỏ thì phải có người lớn giữ.
+ Người lấy bệnh phẩm nghiêng nhẹ đầu người bệnh ra sau, tay đỡ phía sau cổ bệnh nhân.
+ Tay kia đưa nhẹ nhàng que lấy mẫu vào mũi sâu khoảng 2 cm, xoay que lấy mẫu vào thành mũi trong khoảng 3 giây. Sau khi lấy xong 1 bên mũi thì dùng đúng que lấy mẫu này đế lấy mẫu với mũi còn lại.
+ Sau khi lấy bệnh phẩm đặt que lấy mẫu vào ống có chứa 2-3ml môi trường vận chuyển dành vi khuẩn để bảo quản (môi trường Amies hoặc Stuart) và đảm bảo đầu que lấy mẫu phải nằm ngập hoàn toàn trong môi trường vận chuyển.
+ Bẻ/cắt cán que lấy mẫu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống chứa môi trường vận chuyển.
+ Đóng nắp, xiết chặt nắp ống bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
- Mẫu tại vết loét trên da
+ Yêu cầu lấy 2 que cho mỗi người bệnh
+ Dùng bông có tẩm cồn 70° sát trùng xung quanh vết loét trên da
+ Lau sạch vùng vết loét trên da bằng nước muối sinh lý vô trùng.
+ Dùng que lấy mẫu quệt sâu vào vết loét trên da.
+ Sau khi lấy mẫu bệnh phẩm đặt que lấy mẫu vào ống/lọ nhựa vô trùng (lưu ý là ống đựng mẫu không có chứa môi trường).
+ Bẻ/cắt cán que lấy mẫu để có độ dài phù hợp với độ dài của ống/lọ đựng bệnh phẩm.
+ Đóng nắp, xiết chặt nắp ống/lọ bệnh phẩm và bọc ngoài bằng giấy parafin (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đưa thông tin sai sự thật về việc bãi bỏ Nghị định 168 về xử phạt vi phạm giao thông bị phạt thế nào?
- Chi phí tư vấn phục vụ bảo trì công trình xây dựng gồm bao gồm chi phí nào? Được xác định như thế nào?
- Gợi ý quà tất niên tặng cho đối tác, khách hàng, nhân viên cuối năm thiết thực? Có bắt buộc phải tặng quà tất niên cho nhân viên không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 40 năm tuổi Đảng đợt 3 2 2025? Bao nhiêu năm tuổi Đảng thì được trao huy hiệu?
- Quyết định 88/QĐ-BTTTT về Bộ Quy tắc ứng xử bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng? Quy tắc ứng xử cho trẻ em thế nào?