Lập tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Lập tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 07/2017/TT-BTNMT có quy định như sau:
Tạo lập, thay đổi thông tin tài khoản thực hiện dịch vụ công trực tuyến
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tạo lập tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định sau:
a) Tổ chức, cá nhân nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: dvctt.monre.gov.vn.
b) Hệ thống dịch vụ công trực tuyến thông báo tài khoản truy nhập ban đầu qua hệ thống, thư điện tử hoặc tin nhắn trên điện thoại theo đăng ký của tổ chức, cá nhân.
c) Tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản được cấp để truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
2. Trường hợp tổ chức, cá nhân đã có tài khoản, thì sử dụng tài khoản đó để truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
3. Việc thay đổi thông tin tài khoản thực hiện dịch vụ công trực tuyến trong các trường hợp sau:
a) Có sự thay đổi các thông tin đăng ký của tài khoản;
b) Yêu cầu của Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Theo đó thì tổ chức, cá nhân thực hiện tạo lập tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định sau:
(1) Tổ chức, cá nhân nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: dvctt.monre.gov.vn.
(2) Hệ thống dịch vụ công trực tuyến thông báo tài khoản truy nhập ban đầu qua hệ thống, thư điện tử hoặc tin nhắn trên điện thoại theo đăng ký của tổ chức, cá nhân.
(3) Tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản được cấp để truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến.
Lập tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Bộ Tài nguyên và Môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Sau khi được cấp tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cần làm gì tiếp theo?
Theo Điều 9 Thông tư 07/2017/TT-BTNMT có quy định như sau:
Khai thông tin hồ sơ hành chính trực tuyến
1. Sau khi được cấp tài khoản, tổ chức, cá nhân truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, khai và gửi hồ sơ hành chính trực tuyến hoặc sửa đổi, bổ sung thông tin khai, hồ sơ hành chính trực tuyến.
2. Đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: tổ chức, cá nhân thực hiện việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và được cung cấp chứng từ đã nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến có trách nhiệm xuất trình hồ sơ thủ tục hành chính (bản gốc hoặc bản chính hoặc bản sao có chứng thực) theo quy định của pháp luật chuyên ngành khi có yêu cầu kiểm tra, đối chiếu.
Như vậy sau khi được cấp tài khoản sử dụng Hệ thống dịch vụ công trực tuyến Bộ Tài nguyên và Môi trường thì tổ chức, cá nhân truy nhập Hệ thống dịch vụ công trực tuyến, khai và gửi hồ sơ hành chính trực tuyến.
Đối với dịch vụ công trực tuyến mức độ 4: tổ chức, cá nhân thực hiện việc thanh toán phí, lệ phí (nếu có) trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến và được cung cấp chứng từ đã nộp phí, lệ phí theo quy định pháp luật.
Hồ sơ hành chính trực tuyến gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 07/2017/TT-BTNMT quy định hồ sơ hành chính trực tuyến gồm các chứng từ điện tử, tài liệu kèm theo đối với từng thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật chuyên ngành dưới hình thức chứng từ điện tử chuyển đổi từ chứng từ giấy. Trong đó
(1) Chứng từ điện tử là thông tin khai, kết quả xử lý, thông báo được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu trữ bằng phương tiện điện tử để thực hiện các thủ tục hành chính:
- Thông tin khai dưới hình thức: đơn, đăng ký để thực hiện thủ tục hành chính;
- Thông báo trên Hệ thống dịch vụ công trực tuyến: tiếp nhận (chấp nhận/từ chối/yêu cầu sửa đổi, bổ sung) thông tin khai báo;
- Kết quả của cơ quan thực hiện và quyết định của cấp có thẩm quyền: quyết định cấp phép, giấy phép, giấy chứng nhận, xác nhận hoặc kết quả xử lý khác đối với thủ tục hành chính.
(2) Chứng từ điện tử và giá trị pháp lý
- Chứng từ điện tử phải ký bằng chữ ký số do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số hợp pháp cấp theo quy định của pháp luật về chữ ký số;
- Chứng từ điện tử có giá trị tương đương chứng từ giấy;
- Chứng từ điện tử phải được lập, đáp ứng yêu cầu quy định của pháp luật chuyên ngành;
- Chứng từ điện tử phải bảo đảm tin cậy về tính toàn vẹn của thông tin từ thời điểm thông tin được khởi tạo và phải bảo đảm truy cập, sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh;
- Việc gửi, nhận, lưu trữ và giá trị pháp lý của chứng từ điện tử được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử và các quy định pháp luật có liên quan;
- Việc tạo lập, chuyển đổi hồ sơ hành chính trực tuyến từ hồ sơ hành chính giấy và ngược lại được thực hiện theo quy định pháp luật về giao dịch điện tử và pháp luật chuyên ngành.
Lưu ý: Kết quả thực hiện thủ tục hành chính là chứng từ giấy, chứng từ điện tử hoặc bao gồm cả chứng từ giấy và chứng từ điện tử. Việc trả kết quả bằng chứng từ điện tử được áp dụng phù hợp với khả năng và điều kiện thực tế của cơ quan thực hiện và tổ chức, cá nhân tham gia dịch vụ công trực tuyến.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?