Lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu đồng thời với lập báo cáo nghiên cứu khả thi có được không?
Lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu đồng thời với lập báo cáo nghiên cứu khả thi có được không?
Thời điểm lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 2 Điều 36 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án
1. Căn cứ quy mô, tính chất công tác đấu thầu của dự án, chủ đầu tư hoặc cơ quan chuẩn bị dự án có thể trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định việc tổ chức lập, phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu.
2. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
3. Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
b) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
c) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
d) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
đ) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm: phân chia dự án thành các gói thầu; hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu; loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro; tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu; nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo quy định trên thì kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được lập đồng thời hoặc độc lập với báo cáo nghiên cứu khả thi và được phê duyệt sau khi báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
Như vậy, có thể lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu đồng thời với việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi.
Kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Xem xét bối cảnh thực hiện dự án đối với công tác đấu thầu;
(2) Đánh giá năng lực, nguồn lực và kinh nghiệm của chủ đầu tư đối với việc thực hiện các hoạt động đấu thầu của dự án;
(3) Phân tích thị trường và xác định rủi ro trong đấu thầu;
(4) Mục tiêu cụ thể của hoạt động đấu thầu;
(5) Đề xuất kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án bao gồm:
- Phân chia dự án thành các gói thầu;
- Hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu;
- Loại hợp đồng, nguyên tắc phân chia và quản lý rủi ro;
- Tiến độ thực hiện các công việc chính, gói thầu;
- Nội dung khác cần lưu ý trong soạn thảo hồ sơ mời thầu, quản lý thực hiện hợp đồng.
Lập kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu đồng thời với lập báo cáo nghiên cứu khả thi có được không? (Hình từ Internet)
Ai có quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu?
Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
...
2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
3. Người phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu quy định tại khoản 2 Điều này tổ chức thẩm định các nội dung theo quy định tại Điều 39 của Luật này trước khi phê duyệt.
Theo đó, trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu thì chủ đầu tư là người có quyền tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ vào đâu?
Căn cứ phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 4 Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
...
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Như vậy, theo quy định, việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?
- Bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn toán lớp 2 năm 2025 ở đâu?
- Mừng thọ 80 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 80 tuổi? 03 Nguyên tắc tiến hành lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu chỉ đạo Đại hội Chi bộ Công an xã mới nhất? Bài phát biểu Đại hội Chi bộ Công an xã nhiệm kỳ mới?