Lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định thì tổ chức có bị xử phạt hay không?
- Lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định thì tổ chức có bị xử phạt hay không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định là bao lâu?
- Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định không?
Lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định thì tổ chức có bị xử phạt hay không?
Mức xử phạt đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định được quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 37 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về hợp đồng xây dựng
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng có một trong các hành vi sau đây:
a) Ký kết hợp đồng thầu phụ không đúng quy định đối với công trình sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án PPP;
b) Hợp đồng xây dựng không sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc ký hợp đồng thầu phụ đúng quy định với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
Theo khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Hình thức xử phạt, mức phạt tiền tối đa, biện pháp khắc phục hậu quả và thẩm quyền xử phạt
...
3. Trong Nghị định này, mức phạt tiền tối đa được quy định như sau:
a) Trong hoạt động xây dựng, kinh doanh bất động sản là 1.000.000.000 đồng;
b) Trong hoạt động sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, quản lý, phát triển nhà là 300.000.000 đồng;
c) Mức phạt tiền quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với tổ chức (trừ mức phạt quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 24; điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 59, điểm a khoản 3 Điều 64, Điều 65, khoản 1 (trừ điểm e) Điều 70 Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân). Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
...
Theo quy định trên, tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng và buộc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong hợp đồng xây dựng theo quy định.
Hợp đồng xây dựng (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định là bao lâu?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 01 năm đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, sản xuất vật liệu xây dựng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là 02 năm đối với hoạt động xây dựng, quản lý, phát triển nhà.
...
Theo đó, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định là 02 năm.
Thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định không?
Căn cứ Điều 72 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với những hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này bao gồm:
1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 73, Điều 74, Điều 75, Điều 76, Điều 78, Điều 79 và Điều 80 Nghị định này.
2. Công chức thuộc Ủy ban nhân dân các cấp được giao nhiệm vụ kiểm tra, phát hiện vi phạm hành chính về xây dựng quy định tại Nghị định này.
3. Công chức, viên chức, thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra nhà nước ngành Xây dựng được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra chuyên ngành độc lập hoặc thanh tra theo đoàn thanh tra.
4. Công chức, viên chức được phân công thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong từng lĩnh vực quản lý nhà nước về: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản, quản lý, phát triển nhà.
5. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 77 Nghị định này được lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điều 6 Nghị định này.
Theo Điều 73 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng như sau:
Thẩm quyền xử phạt của thanh tra viên xây dựng (hoặc thanh tra viên Giao thông vận tải - Xây dựng)
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
3. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 2.000.000 đồng.
4. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định này.
Như vậy, thanh tra viên xây dựng được quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với tổ chức lập hợp đồng xây dựng không sử dụng tiếng Việt theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?