Lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy trình chính sách trong trường hợp nào? Để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và nghị định của Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu?
Lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy trình chính sách trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL
a) Luật, pháp lệnh;
b) Nghị quyết của Quốc hội quy định: Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
c) Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
d) Nghị định của Chính phủ quy định: Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...
Như vậy, lập đề nghị xây dựng văn bản QPPL theo quy trình chính sách trong trường hợp sau:
- Luật, pháp lệnh;
- Nghị quyết của Quốc hội quy định: Thực hiện thí điểm một số chính sách mới thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội nhưng chưa có luật điều chỉnh hoặc khác với quy định của luật hiện hành; tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần luật, nghị quyết của Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, quyền công dân;
- Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định: Tạm ngưng hoặc kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đáp ứng các yêu cầu cấp bách về phát triển kinh tế - xã hội;
- Nghị định của Chính phủ quy định: Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh, tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và nghị định của Bộ Xây dựng (Hình từ Internet)
Để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh và nghị định của Bộ Xây dựng căn cứ vào đâu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Các trường hợp lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và căn cứ lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
...
2. Căn cứ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
c) Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Căn cứ để lập đề nghị xây dựng nghị định
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Như vậy, căn cứ để lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh như sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;
- Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;
- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Để lập đề nghị xây dựng nghị định của Bộ Xây dựng căn cứ vào:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
- Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
- Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 10 Quy chế soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng Ban hành kèm theo Quyết định 619/QĐ-BXD năm 2022 quy định như sau:
Lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
1. Căn cứ quy định tại Điều 7 của Quy chế này và kết quả đánh giá tác động chính sách, đơn vị chủ trì có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
2. Hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL gồm:
a) Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản QPPL và các nội dung liên quan theo quy định;
b) Báo cáo đánh giá tác động chính sách;
c) Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
d) Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản QPPL.
đ) Tài liệu khác (nếu có).
Theo đó, hồ sơ đề nghị xây dựng văn bản QPPL của Bộ Xây dựng gồm:
- Dự thảo tờ trình đề nghị xây dựng văn bản QPPL, trong đó nêu rõ sự cần thiết ban hành văn bản QPPL và các nội dung liên quan theo quy định;
- Báo cáo đánh giá tác động chính sách;
- Báo cáo tổng kết việc thi hành pháp luật (nếu có) hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến đề nghị xây dựng văn bản QPPL.
- Dự kiến đề cương chi tiết dự thảo văn bản QPPL.
- Tài liệu khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?