Lao động nữ làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm không?
- Lao động nữ muốn làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
- Lao động nữ làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm không?
- Lao động nữ làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm không?
Lao động nữ muốn làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định như sau:
Chức danh và tiêu chuẩn Huấn luyện viên và cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
1. Huấn luyện viên CNV là người trực tiếp nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV, được đào tạo và tốt nghiệp các khóa huấn luyện sử dụng CNV tại Trung tâm Huấn luyện CNV thuộc ngành Hải quan hoặc các cơ sở đào tạo huấn luyện CNV của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Huấn luyện viên chịu trách nhiệm trước tiên và chủ yếu về sức khỏe, năng lực và kết quả hoạt động của CNV.
2. Tiêu chuẩn tuyển chọn huấn luyện viên:
- Tuổi: từ 18 - 25;
- Chiều cao: Nam 160cm trở lên, Nữ 155cm trở lên;
- Cân nặng: Nữ 45 kg trở lên, Nam 55kg trở lên;
- Trình độ: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
- Có đơn dự tuyển; Đơn cam kết công tác lâu dài;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lý lịch rõ ràng;
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
- Yêu thích súc vật.
3. Các chức danh khác gồm:
Cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên thú y, chăn nuôi xếp theo bằng cấp chuyên môn đào tạo và công việc đảm nhận theo phân công của đơn vị hoặc theo hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ muốn làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
- Tuổi: từ 18 - 25;
- Chiều cao: 155cm trở lên;
- Cân nặng: 45 kg trở lên;
- Trình độ: Tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên;
- Có đơn dự tuyển; Đơn cam kết công tác lâu dài;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có lý lịch rõ ràng;
- Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ;
- Yêu thích súc vật.
Huấn luyện viên chó nghiệp vụ (Hình từ Internet)
Lao động nữ làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được hưởng chế độ phụ cấp độc hại nguy hiểm không?
Căn cứ tại Điều 4 Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về quyền lợi được hưởng như sau:
Quyền lợi được hưởng
- Người được giao làm nhiệm vụ quản lý trực tiếp và những người phục vụ công tác nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV được hưởng các chế độ chính sách đối với công chức, viên chức người lao động hợp đồng theo quy định của pháp luật và các phụ cấp thu hút, ưu đãi nghề nghiệp của ngành Hải quan.
- Huấn luyện viên được đào tạo trang bị kiến thức về chăm sóc, nuôi dưỡng, huấn luyện và sử dụng CNV và cấp chứng chỉ tốt nghiệp nếu quá trình học tập đạt yêu cầu. Được giao CNV để nuôi dưỡng quản lý, huấn luyện và sử dụng, trường hợp CNV bị chết hoặc bị thải loại huấn luyện viên được tham dự các khóa huấn luyện mới hoặc nhận chó thay thế.
- Trong thời gian nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng CNV được hưởng các chế độ phụ cấp nghề độc hại nguy hiểm, phụ cấp phòng chống ma túy và các chính sách đãi ngộ khác theo quy định của Nhà nước. Thời gian trống chưa quản lý CNV thì đơn vị trưng dụng huấn luyện viên làm công tác kiểm soát phòng, chống ma túy.
- Được xét khen thưởng nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoặc lập thành tích xuất sắc trong đấu tranh phát hiện bắt giữ các vụ buôn lậu hàng hóa, mua bán, vận chuyển trái phép các chất ma túy.
- Được tạo điều kiện học tập nâng cao trình độ chuyên môn phù hợp với yêu cầu của ngành Hải quan.
Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ trong thời gian nuôi dưỡng, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ được hưởng các chế độ phụ cấp nghề độc hại nguy hiểm, phụ cấp phòng chống ma túy và các chính sách đãi ngộ khác theo quy định của Nhà nước.
Lao động nữ làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan có được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm không?
Căn cứ tại Điều 5 Quy định về huấn luyện viên và chế độ đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại các đơn vị huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về trang bị được cấp phát như sau:
Trang bị được cấp phát
Ngoài chế độ tiêu chuẩn cấp phát trang phục hàng năm theo quy định của ngành Hải quan, cán bộ, nhân viên làm công tác chăn nuôi, huấn luyện, sử dụng CNV còn được:
- Cấp phát 1 tháng: xà phòng giặt: 0,5 kg, xà phòng tắm 01 bánh, khẩu trang 04 chiếc, pin đèn 01 đôi.
- Cấp phát 1 năm: 01 mũ cứng, 02 đôi giày vải, 01 đôi ủng, 04 đôi tất, 02 bộ quần áo bảo hộ, 01 đèn pin loại 2 pin, 02 đôi găng tay cao su và 01 túi vải.
- Tiêm chủng phòng ngừa các bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm trong quá trình công tác.
- Mỗi ngày làm việc huấn luyện viên được hưởng bồi dưỡng bằng 200g sữa đặc hoặc quy ra tiền mặt.
Như vậy, theo quy định trên thì lao động nữ làm huấn luyện viên chó nghiệp vụ ngành Hải quan được tiêm chủng phòng ngừa các bệnh dịch có nguy cơ lây nhiễm trong quá trình công tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch đi làm lại sau Tết Nguyên Đán 2025? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025 của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động?
- Đá khối làm đá ốp lát công trình xây dựng là đá như thế nào? Quy cách, chỉ tiêu kỹ thuật đá khối làm đá ốp lát xuất khẩu?
- Tội chống người thi hành công vụ theo Bộ luật Hình sự 2015 có khung hình phạt như thế nào?
- Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 3 đã quyết nghị lấy ngày 3 2 làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mừng thọ 70 tuổi gọi là gì? Cách tổ chức lễ mừng thọ 70 tuổi theo Thông tư 06 chi tiết, cụ thể?