Lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt giờ làm khi đáp ứng những điều kiện nào?
- Lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt giờ làm khi đáp ứng những điều kiện nào?
- Công việc múa ba lê có được coi là công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?
- Lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con có trách nhiệm gì?
Lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt giờ làm khi đáp ứng những điều kiện nào?
Điều kiện giảm giờ làm cho lao động nữ được quy định tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Bảo vệ thai sản
1. Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.
2. Lao động nữ làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con khi mang thai và có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ hơn, an toàn hơn hoặc giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
...
Như vậy, theo quy định, lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt giờ làm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đang mang thai;
- Có thông báo cho người sử dụng lao động biết
Trong trường hợp này, lao động nữ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích cho đến hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được giảm bớt giờ làm khi đáp ứng những điều kiện nào? (Hình từ Internet)
Công việc múa ba lê có được coi là công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ không?
Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đối với lao động nữ được quy định tại Điều 10 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
Danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được ban hành tại Phụ lục kèm theo Thông tư này, bao gồm:
1. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ;
2. Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản của lao động nam.
Đồng thời, căn cứ Phục lục danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con ban hành kèm theo Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC CÓ ẢNH HƯỞNG XẤU TỚI CHỨC NĂNG SINH SẢN VÀ NUÔI CON
...
Phần I
Các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ
Mục 1
Các nghề, công việc được áp dụng chung cho tất cả lao động nữ
...
49. Xiếc (mạo hiểm, uốn dẻo, xiếc thú, đế trụ).
50. Múa rối nước.
51. Múa ba lê (ballet).
52. Trực tiếp kiểm kê, bảo quản, tu bổ, phục chế tài liệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ, phòng kỹ thuật bảo quản của thư viện.
53. Trực tiếp làm công việc phục vụ thư viện lưu động, luân chuyển tài liệu.
54. Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật, tu sửa, phục chế hiện vật bảo tàng.
55. Vệ sinh công nghiệp trạm biến áp 500kVA.
Như vậy, theo quy định trên thì công việc múa ba lê là một trong những công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con của lao động nữ.
Lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của lao động nữ làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con được quy định tjai khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH như sau:
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động trong việc thực hiện danh mục nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
a) Thực hiện công bố công khai để người lao động biết về những nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con đang có tại nơi làm việc (sau đây gọi tắt là nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con);
b) Cung cấp đầy đủ thông tin về tác hại cũng như các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại của các nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để người lao động lựa chọn, quyết định làm việc; thực hiện khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp và bảo đảm điều kiện an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật, khi sử dụng người lao động làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con.
2. Người lao động có trách nhiệm:
a) Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;
b) Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.
Như vậy, theo quy định, lao động nữ khi làm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con có trách nhiệm:
- Tìm hiểu kỹ về nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con để xem xét, quyết định việc giao kết, sửa đổi, bổ sung và thực hiện hợp đồng lao động theo quy định;
- Tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động khi làm nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản và nuôi con theo hợp đồng lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?