Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sau khi sẩy thai cần đảm bảo quy định như thế nào? Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo sự chỉ định của ai?
Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sau khi sẩy thai cần đảm bảo quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý
1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên."
Theo đó, trong trường hợp của chị, chị bị sảy thai thì sẽ thuộc trường hợp được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội như trên.
Đồng thời theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày.
Thời giannghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.”
Như vậy, chị bị sẩy thai mà trong thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì chị được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 đến 10 ngày.
Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai mới nhất 2023: Tại Đây
Lao động nữ được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sau khi sẩy thai cần đảm bảo quy định như thế nào?
Lao động nữ sẩy thai được nghỉ dưỡng sức, phục hồi theo sự chỉ định của ai?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”
Theo đó, số ngày được nghỉ dưỡng sức phục hồi sức khỏe thai sản của chị là do công ty chị và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định.
Lưu ý rằng: Trong trường hợp nơi chị làm việc chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do công ty quyết định. Như vậy, chị sẽ được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe theo số ngày nghỉ chỉ định của công ty chị nhé.
Người chồng có được nghỉ để chăm sóc vợ khi bị sẩy thai hay không?
Về thời gian hưởng chế độ khi sinh con đối với lao động nam, theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
“Điều 34. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
a) 05 ngày làm việc;
b) 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
c) Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
d) Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.”
Từ quy định trên có thể thấy với trường hợp sẩy thai thì pháp luật không có quy định về chế độ, thời gian hưởng chế độ thai sản đối với người chồng tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo đó, khi chị bị sẩy thai thì chồng chị không được nghỉ để chăm sóc vợ, còn chị vẫn được hưởng lương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?