Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp gồm có những ai? Trách nhiệm của lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp là gì?
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp gồm có những ai? Trách nhiệm của lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp là gì?
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp được căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Quyết định 285/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
1. Cơ cấu tổ chức:
a) Lãnh đạo Thanh tra Bộ:
Lãnh đạo Thanh tra Bộ gồm có Chánh Thanh tra và không quá 03 (ba) Phó Chánh Thanh tra.
Chánh Thanh tra chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
Các Phó Chánh Thanh tra chấp hành sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác; chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
...
Như vậy, lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp gồm có Chánh Thanh tra và không quá 03 Phó Chánh Thanh tra.
+ Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Thanh tra Bộ.
+ Các Phó Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp chấp hành sự chỉ đạo của Chánh Thanh tra, được Chánh Thanh tra phân công trực tiếp quản lý một số lĩnh vực, nhiệm vụ công tác;
Đồng thời chịu trách nhiệm trước Chánh Thanh tra và trước pháp luật về những lĩnh vực, nhiệm vụ công tác được phân công.
Biên chế công chức của Thanh tra Bộ Tư pháp do ai quyết định phân bổ?
Biên chế công chức của Thanh tra Bộ Tư pháp thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Quyết định 285/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Cơ cấu tổ chức, biên chế
...
2. Biên chế công chức của Thanh tra Bộ thuộc biên chế công chức của Bộ Tư pháp, do Bộ trưởng quyết định phân bổ trên cơ sở đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Chánh Thanh tra.
Lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp gồm có những ai? Trách nhiệm của lãnh đạo Thanh tra Bộ Tư pháp là gì? (Hình từ Internet)
Thanh tra Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Thanh tra Bộ Tư pháp có các nhiệm vụ, quyền hạn được căn cứ theo Điều 2 Quyết định 285/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Thanh tra Bộ có các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Xây dựng, trình Bộ trưởng kế hoạch công tác dài hạn, 5 năm và hàng năm của Thanh tra Bộ; tham gia xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, 5 năm và hàng năm của ngành Tư pháp.
2. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động thanh tra ngành Tư pháp, các chương trình, đề án, kế hoạch về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ để Bộ trưởng ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành; tham gia xây dựng, thẩm định, góp ý đối với các dự án, dự thảo văn bản khác do Bộ trưởng giao.
3. Tổ chức triển khai thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, đề án, chương trình, kế hoạch về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
4. Rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
5. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn được giao của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp (thanh tra hành chính).
...
18. Tổ chức sơ kết, tổng kết và thực hiện chế độ báo cáo, thống kê về công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.
19. Tham gia nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; sử dụng, khai thác trang thông tin điện tử về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi chức năng của Thanh tra Bộ và phân cấp của Bộ.
20. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng.
21. Thực hiện công tác thi đua - khen thưởng, quản lý đội ngũ công chức, người lao động của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
22. Thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ.
23. Thực hiện chế độ tài chính, kế toán, quản lý kinh phí, tài sản của Thanh tra Bộ theo quy định của pháp luật.
24. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác do Bộ trưởng giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp các mẫu báo cáo kết quả học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh?
- Thông tư phân loại phim mới nhất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch? Tải về Thông tư phân loại phim mới nhất?
- Miêu tả ở mức độ quá mức Phim 18+ là gì? Hành vi bạo lực trong phim 18+ không được miêu tả ở mức độ quá mức?
- Hướng dẫn Đổi CCCD hết hạn online 2025 trên cổng dịch vụ công quốc gia? Thủ tục đổi Căn cước công dân hết hạn 2025 ra sao?
- Ngày 25 1 có sự kiện gì? Ngày 25 1 cung gì? Ngày 25 1 CBCCVC chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ?