Làm việc tại nhà là gì? Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động làm việc tại nhà?
Làm việc tại nhà là gì?
Làm việc tại nhà là một hình thức làm việc (thực hiện công việc) ngay tại nhà thay vì đến văn phòng hay địa điểm làm việc (công ty). Hình thức này có thể bao gồm làm việc từ xa qua internet, tham gia các cuộc họp trực tuyến, và sử dụng các công cụ trực tuyến để giao tiếp và hoàn thành nhiệm vụ.
*Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo
Căn cứ quy định tại Điều 167 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nhận việc về làm tại nhà.
Hiện nay, không có quy định nào quy định về mẫu đơn xin làm việc tại nhà, tuy nhiên, người lao động có thể tham khảo mẫu đơn xin làm việc tại nhà sau đây:
TẢI VỀ Mẫu đơn xin làm việc tại nhà
*Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo
Làm việc tại nhà là gì? Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động làm việc tại nhà? (Hình từ Internet)
Nhà nước có khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động làm việc tại nhà không?
Chính sách của Nhà nước được quy định tại Điều 135 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:
Chính sách của Nhà nước
1. Bảo đảm quyền bình đẳng của lao động nữ, lao động nam, thực hiện các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới và phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
2. Khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để lao động nữ, lao động nam có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà.
3. Có biện pháp tạo việc làm, cải thiện điều kiện lao động, nâng cao trình độ nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe, tăng cường phúc lợi về vật chất và tinh thần của lao động nữ nhằm giúp lao động nữ phát huy có hiệu quả năng lực nghề nghiệp, kết hợp hài hòa cuộc sống lao động và cuộc sống gia đình.
4. Có chính sách giảm thuế đối với người sử dụng lao động có sử dụng nhiều lao động nữ theo quy định của pháp luật về thuế.
5. Nhà nước có kế hoạch, biện pháp tổ chức nhà trẻ, lớp mẫu giáo ở nơi có nhiều lao động. Mở rộng nhiều loại hình đào tạo thuận lợi cho lao động nữ có thêm nghề dự phòng và phù hợp với đặc điểm về cơ thể, sinh lý và chức năng làm mẹ của phụ nữ.
6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Chiếu theo quy định trên, Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn thời gian, giao việc làm tại nhà cho người lao động.
Như vậy, Nhà nước có khuyến khích người sử dụng lao động giao việc làm tại nhà cho người lao động để người lao động làm việc tại nhà.
Người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động 2019 về quyền và nghĩa vụ của người lao động như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động
1. Người lao động có các quyền sau đây:
a) Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
...
Như vậy, người lao động có quyền tự do lựa chọn nơi làm việc theo quy định nêu trên.
Ngoài ra, người lao động còn có các quyền sau đây:
- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;
- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;
- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;
- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đình công;
- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?