Làm việc nhưng không nhận tiền lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội? Mức đóng BHXH trường hợp này là bao nhiêu?
Làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Trường hợp ký hợp đồng lao động thỏa thuận nhận tiền lương:
- Căn cứ tại Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội dung hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
- Căn cứ tại khoản 2 Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về mức lương theo công việc hoặc chức danh như sau:
Tiền lương
...
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về tiền lương trong hợp đồng lao động nhưng phải đáp ứng điều kiện mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Trường hợp ký hợp đồng lao động thỏa thuận không nhận tiền:
- Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì tiền lương là một trong những nội dung chủ yếu trong hợp đồng và mức thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Về vấn đề có nhận lương trên thực tế hay không thì sẽ do người lao động và người sử dụng lao động quyết định.
Như vậy, trường hợp ký hợp đồng lao động thì người lao động thuộc đối tượng đóng BHXH theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 nên phải đóng BHXH theo quy định.
Làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền lương thì có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Mức đóng BHXH đối với trường hợp làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền lương là bao nhiêu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 42 Quy định ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định về mức đóng BHXH đối với trường hợp làm việc nhưng không thỏa thuận nhận tiền như sau:
Quản lý đối tượng
2. Người lao động làm việc theo HĐLĐ (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ về chế độ HĐLĐ một số loại công việc sau đây trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
Theo đó, người lao động làm việc theo HĐLD (không bao gồm người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn theo quy định tại Nghị định 68/2000/NĐ-CP) trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì đóng BHXH căn cứ tiền lương ghi trong HĐLĐ.
Căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc đối với trường hợp làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền như sau:
Tại khoản 1 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Tại khoản 2 Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được hướng dẫn Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định như sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý doanh nghiệp có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do doanh nghiệp quyết định, trừ viên chức quản lý chuyên trách trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này là tiền lương do đại hội thành viên quyết định.
Như vậy, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp làm việc nhưng thỏa thuận không nhận tiền thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 cLuật Bảo hiểm xã hội 2014 thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với trường hợp làm việc nhưng không nhận tiền thuộc trường hợp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dung lao động quyết định thì từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động ghi trong hợp đồng lao động.
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
- Ốm đau;
- Thai sản;
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Hưu trí;
- Tử tuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?