Làm thẻ căn cước công dân mới thì xử lý thế nào với chứng minh nhân dân cũ? Khi nào phải làm lại thẻ căn cước công dân?
Đổi sang thẻ căn cước công dân, xử lý chứng minh nhân dân cũ như thế nào?
Đối với trường hợp bạn đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân, việc xử lý chứng minh nhân dân cũ được quy định cụ thể tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA như sau:
“3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.”
Như vậy, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực (01/7/2021), khi được cấp thẻ căn cước công dân mới, cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ tiến hành thu lại chứng minh nhân dân cũ của bạn. Thẻ căn cước công dân sẽ có hiệu lực sử dụng vào lúc bạn nhận được thẻ, đồng thời chứng minh nhân dân cũ cũng được xem là hết hiệu lực.
Xử lý thế nào với chứng minh nhân dân cũ?
24 tuổi làm căn cước công dân, 25 tuổi có phải đi làm lại không?
Theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, độ tuổi đổi thẻ căn cước công dân được quy định như sau:
“Điều 21. Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.”
Theo quy định trên, căn cước công dân (kể cả loại có mã vạch hay loại gắn chip) đều có các mốc thời hạn sử dụng theo độ tuổi là 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Tuy nhiên, trường hợp bạn được cấp đổi thẻ căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước 1 trong 3 mốc tuổi theo quy định trên, thì thẻ căn cước công dân của bạn vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi tiếp theo.
Trong trường hợp này, bạn đổi thẻ căn cước công dân vào lúc bạn 24 tuổi, tức nằm trong thời hạn 2 năm trước mốc 25 tuổi. Do đó, bạn không cần phải đi làm lại căn cước công dân vào năm 25 tuổi, mà đến mốc tuổi tiếp theo, tức 40 tuổi, bạn mới có nghĩa vụ phải đi làm lại thẻ căn cước công dân.
60 tuổi có cần làm lại thẻ căn cước công dân hay không?
Tương ứng theo quy định tại Điều 21 Luật Căn cước công dân 2014, mốc độ tuổi lớn nhất phải đổi thẻ căn cước công dân là 60 tuổi. Do đó, sau 60 tuổi, công dân không cần phải đi đổi lại lần nữa. Thẻ căn cước công dân lúc này sẽ có giá trị sử dụng đến cuối đời.
Như vậy, trường hợp năm 59 tuổi bố bạn đổi thẻ căn cước công dân, thì sang đến năm 60 tuổi, bố bạn không cần phải đi đổi lại một lần nữa. Thẻ căn cước lúc này của bố bạn sẽ có giá trị sử dụng đến cuối đời.
Điều này có nghĩa là, tại các thời điểm từ đủ 58 tuổi đến trước 60 tuổi, công dân cũng không cần phải đổi lại thẻ căn cước công dân. Thẻ này cũng có giá trị sử dụng đến cuối đời.
Như vậy, khi bạn đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân, cơ quan quản lý căn cước công dân sẽ tiến hành thu hồi chứng minh nhân dân của bạn. Trong trường hợp bạn đổi thẻ căn cước công dân vào năm 24 tuổi, thời điểm đổi thẻ căn cước tiếp theo của bạn là 40 tuổi, không phải 25 tuổi theo như thông tin bạn tra cứu ban đầu. Bên cạnh đó, trường hợp từ đủ 58 tuổi đến 60 tuổi, thẻ căn cước công dân sẽ có giá trị sử dụng vô thời hạn cho đến lúc bạn qua đời, nghĩa là bạn không cần phải đổi lại một lần nào nữa, trừ các trường hợp như làm mất thẻ hoặc thẻ bị hư hỏng, rơi vào trường hợp bắt buộc phải làm lại thẻ căn cước công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình gặp mặt đầu xuân 2025? Kịch bản chương trình gặp mặt đầu xuân Ất Tỵ 2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long chính thức? Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Vĩnh Long?
- Pháo hoa nổ chỉ được cung cấp cho các cơ quan, tổ chức trong trường hợp nào? Sử dụng pháo hoa nổ phải bảo đảm yêu cầu nào?
- Thơ chúc Tết Ất Tỵ hay ý nghĩa? Tết Ất Tỵ: Hướng dẫn treo cờ Tổ quốc tại nhà theo đúng quy định?
- Hái lộc đầu xuân là gì? Hái lộc đầu năm có ý nghĩa gì? Tổ chức các Lễ hội truyền thống dịp Tết dựa trên nguyên tắc gì?