Làm sao để từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn?
Phát hiện không phải con ruột sau ly hôn, làm sao để từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng?
Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Và nghĩa vụ cấp dưỡng cũng được quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nghĩa vụ này được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
...
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
...
Theo quy định trên, sau khi ly hôn, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên, con thành niên không có tài sản tự nuôi mình, không có khả năng lao động có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Đặc biệt tại khoản 3 Điều 87 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có nêu rõ "Cha, mẹ đã bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con."
Trường hợp sau khi ly hôn phát hiện đứa trẻ đang được cấp dưỡng không phải là con ruột của mình và muốn dừng việc cấp dưỡng, người đang thực hiện cấp dưỡng, cụ thể là người cha phải chứng minh được đứa trẻ không phải là con ruột của mình hay nói cách khác phải chứng minh đứa trẻ không phải là con chung giữa mình và người vợ cũ.
Tuy nhiên, vào thời điểm này đứa trẻ vẫn được xác định là con chung của người vợ và chồng cũ theo quyết định thuận tình ly hôn đã được công bố, khi đó để dừng nghĩa vụ cấp dưỡng cần hủy quyết định công nhận thuận tình ly hôn đã được công bố trước đây.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 352 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm như sau:
Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
...
Theo đó, việc xác định đứa con không phải con chung của vợ chồng sẽ làm thay đổi cơ bản nội dung của Quyết định công nhận thuận tình ly hôn mà sự việc này Tòa án và cặp vợ chồng không biết được trong quá trình giải quyết ly hôn.
Người cha có thể nộp đơn yêu cầu tòa án xác định đứa bé không phải là con của mình đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị bản án ly hôn theo thủ tục tái thẩm.
Và để thực hiện thủ tục này nói cách khác là để chứng minh đứa trẻ đang được cấp dưỡng không phải con ruột của mình, người cha cần có những chứng cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 04/2020/TT-BTP, cụ thể gồm các giấy tờ, tài liệu sau đây:
- Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.
- Trường hợp không có chứng cứ chứng minh quan hệ cha, con theo quy định trên thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về mối quan hệ cha, con theo quy định tại Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-BTP, có ít nhất hai người làm chứng về mối quan hệ cha, con.
Trường hợp này, người cha có thể tiến hành giám định ADN (Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định có thẩm quyền) để làm chứng cứ chứng minh.
Khi xét thấy đủ căn cứ và yêu cầu hợp lệ, Tòa sẽ ra quyết định hủy quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu quyết định công nhận thuận tình ly hôn được hủy bỏ theo quy định của pháp luật và Tòa án đã ra quyết định xác nhận đứa bé không phải con chung của vợ chồng, thì người cha không còn nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
Làm sao để từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn? (Hình từ Internet)
Có thể thay thế nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn bằng nghĩa vụ khác hay không?
Nghĩa vụ cấp dưỡng được quy định tại Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Nghĩa vụ cấp dưỡng
1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.
Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
...
Theo đó, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Có bắt buộc phải thực hiện cấp dưỡng cho con bằng tiền hay không?
Như đã phân tích, theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã định nghĩa cấp dưỡng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
24. Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.
...
Theo đó, có thể thực hiện cấp dưỡng thông qua việc đóng góp tiền hay tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?