Lạc nội mạc tử cung là gì? Có dễ tái phát không? Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh lạc nội mạc tử cung có dễ tái phát không? Bệnh lạc nội mạc tử cung gồm những thể nào? Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung theo Bộ Y tế? Triệu chứng lâm sàng của bệnh lạc nội lạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là gì? Bệnh lạc nội mạc tử cung có dễ tái phát không? Bệnh lạc nội mạc tử cung gồm những thể nào?

Căn cứ vào Mục 1 Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 5306/QĐ-BYT năm 2019 có nêu như sau:

ĐẠI CƯƠNG
- Lạc nội mạc tử cung (LNMTC) là bệnh lý phụ khoa mạn tính, phức tạp, dễ tái phát, trong đó có sự hiện diện của mô giống mô tuyến ở nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành nằm ngoài buồng tử cung. Sự hiện diện mô lạc chỗ này thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm mãn tính và là bệnh lý phụ thuộc estrogen.
- Bệnh LNMTC bao gồm các thể: LNMTC ở phúc mạc, LNMTC ở buồng trứng, LNMTC sâu, bệnh tuyến cơ tử cung (hay còn gọi LNMTC vào cơ tử cung); các thể LNMTC thường đi kèm với nhau trên cùng một bệnh nhân.
- Tần suất mắc bệnh không được biết chính xác, ước tính khoảng 10% phụ nữ độ tuổi sinh sản bị LNMTC. Trong số BN LNMTC có khoảng 40 - 82% phụ nữ bị đau vùng chậu mạn tính, 50% phụ nữ LNMTC bị ảnh hưởng gây hiếm muộn vô sinh, 17- 48% là các khối LNMTC ở buồng trứng.
- Lâm sàng có thể không có triệu chứng, nhưng LNMTC thường hay xuất hiện trong bệnh cảnh đau vùng chậu, hiếm muộn, hoặc kết hợp cả hai. Chẩn đoán chủ yếu dựa vào hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và chẩn đoán hình ảnh. Bệnh đòi hỏi một kế hoạch điều trị dài hạn với mục tiêu tối ưu hóa điều trị nội khoa tránh lặp đi lặp lại các can thiệp ngoại khoa.
- Mặc dù có rất nhiều nỗ lực trong nghiên cứu về LNMTC, các bác sĩ lâm sàng hiện tại vẫn đang đối diện với không ít khó khăn trong chẩn đoán và xử trí, vì vậy một tài liệu hướng dẫn về chẩn đoán và điều trị LNMTC là cần thiết.

Theo đó, lạc nội mạc tử cung là bệnh lý phụ khoa mạn tính, phức tạp, dễ tái phát, trong đó có sự hiện diện của mô giống mô tuyến ở nội mạc tử cung và mô đệm tùy hành nằm ngoài buồng tử cung.

Sự hiện diện mô lạc chỗ này thúc đẩy sự hình thành các phản ứng viêm mãn tính và là bệnh lý phụ thuộc estrogen.

Bệnh lạc nội mạc tử cung bao gồm các thể sau đây:

- Lạc nội mạc tử cung ở phúc mạc;

- Lạc nội mạc tử cung ở buồng trứng;

- Lạc nội mạc tử cung sâu;

- Lạc nội mạc tử cung vào cơ tử cung (hay bệnh tuyến cơ tử cung).

Lưu ý:

- Các thể lạc nội mạc tử cung thường đi kèm với nhau trên cùng một bệnh nhân.

- Lâm sàng lạc nội mạc tử cung có thể không có triệu chứng, nhưng thường hay xuất hiện trong bệnh cảnh đau vùng chậu, hiếm muộn, hoặc kết hợp cả hai.

Lạc nội mạc tử cung là gì? Có dễ tái phát không? Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung?

Lạc nội mạc tử cung là gì? Có dễ tái phát không? Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung? (Hình từ Internet)

Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung theo Bộ Y tế?

Theo Mục 2 tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung” ban hành kèm theo Quyết định 5306/QĐ-BYT năm 2019 có nêu như sau:

YẾU TỐ NGUY CƠ
2.1. Cấu trúc giải phẫu và kinh nguyệt
Nhóm phụ nữ sau có thể có nguy cơ cao bị LNMTC:
- Phụ nữ chưa sinh đẻ, chu kỳ kinh ngắn, hành kinh dài ngày, cường kinh, dậy thì sớm
- Tiền sử gia đình có người bị LNMTC
- Tắc nghẽn đường thoát máu kinh
2.2. Môi trường
Liên quan giữa LNMTC và sự phơi nhiễm với các chất hóa học dẫn đến biến đổi các nội tiết tố đã được ghi nhận, nhưng cơ chế chưa biết rõ.
2.3. Chế độ ăn
Thức uống có cồn, caffeine, chất béo, thịt đỏ, thuốc lá... có thể là nguy cơ cao LNMTC

Như vậy, nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung bao gồm:

- Phụ nữ chưa sinh đẻ, chu kỳ kinh ngắn, hành kinh dài ngày, cường kinh, dậy thì sớm;

- Tiền sử gia đình có người bị lạc nội mạc tử cung;

- Tắc nghẽn đường thoát máu kinh.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh lạc nội lạc tử cung là gì?

Triệu chứng lâm sàng của bệnh lạc nội lạc tử cung được nêu tại tiểu mục 3.1 Mục 3 tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị lạc nội mạc tử cung” ban hành kèm theo Quyết định 5306/QĐ-BYT năm 2019 như sau:

(1) Triệu chứng cơ năng

- Triệu chứng liên quan phụ khoa: đau bụng khi hành kinh, có thể đau không liên quan kỳ kinh, đau không có tính chu kỳ, đau sau khi giao hợp, hoặc đau khu trú theo kỳ kinh tại thành bụng quanh sẹo mổ lấy thai, hoặc đau tại vùng tầng sinh môn sau sinh đường âm đạo..., xuất huyết tử cung bất thường (trong bệnh tuyến cơ tử cung), chậm hoặc không có thai.

- Triệu chứng không liên quan phụ khoa: phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ có đi đại tiện (cầu) đau, đi tiểu đau, tiểu ra máu, chảy máu trực tràng....xảy ra theo chu kỳ kinh. Các khối lạc tuyến NMTC ở buồng trứng có kích thước lớn có thể gây chèn ép trực tràng hay bàng quang gây các triệu chứng do chèn ép như tiểu khó tiểu lắt nhắt, táo bón....

>> Hai nhóm triệu chứng này có thể xuất hiện đơn thuần hoặc đi kèm với nhau.

(2) Triệu chứng thực thể

Các dấu hiệu thực thể (gợi ý lạc nội mạc tử cung và vị trí lạc nội mạc tử cung):

- Lạc nội mạc tử cung sâu: vách âm đạo trực tràng, 2 dây chằng tử cung cùng nề cứng khi khám bằng tay có kết hợp khám trực tràng; hoặc nhìn thấy các nốt xanh tím trong vùng cùng đồ sau khi khám bằng mỏ vịt hoặc đặt van âm đạo, sờ chạm có thể đau.

- Lạc nội mạc tử cung vào buồng trứng: khám âm đạo hay trực tràng thấy có khối cạnh tử cung ở một hoặc 2 bên, kém di động.

- Bệnh tuyến cơ tử cung: khám phụ khoa thấy tử cung có kích thước lớn, dày không đều như khối cầu (nếu là Lạc nội mạc tử cung thể lan tỏa), có thể kém di động.

- Một số vị trí Lạc nội mạc tử cung khác: sờ được khối cứng chắc gợi ý Lạc nội mạc tử cung, cương và đau theo kỳ kinh, nằm tại thành bụng quanh vùng sẹo mổ lấy thai, hoặc vùng tầng sinh môn...

- Thực tiễn khám lâm sàng có thể không ghi nhận gì bất thường dù có triệu chứng cơ năng gợi ý Lạc nội mạc tử cung.

Bệnh lạc nội mạc tử cung
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lạc nội mạc tử cung là gì? Có dễ tái phát không? Nhóm phụ nữ có nguy cơ cao bị lạc nội mạc tử cung?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lạc nội mạc tử cung
167 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lạc nội mạc tử cung

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bệnh lạc nội mạc tử cung

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào