Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này phải có những kiến thức nào?
Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho hoạt động khai thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngoài ra còn tham gia thực hiện công việc bảo dưỡng, sửa chữa các loại thiết bị điện phòng nổ hoặc không phòng nổ tại các xưởng sửa chữa ngoài mặt bằng công nghiệp. Đảm bảo năng lực phát triển và khả năng tiếp cận kịp thời với sự phát triển của ngành, nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò.
Người hành nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò làm việc chủ yếu trong các mỏ khai thác hầm lò có khí và bụi nổ, không khí ẩm ướt, điều kiện làm việc chật hẹp khó khăn cho công tác bảo dưỡng, lắp đặt, sửa chữa, vận hành thiết bị. Ngoài ra người hành nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò còn được làm việc trên các xưởng sửa chữa cơ điện ngoài mặt bằng tại các mỏ khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò.
Các công việc chính của nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò là: lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống cung cấp năng lượng; các thiết bị chuyên dụng sử dụng trong khai thác hầm lò, tất cả các thiết bị được sử dụng trong mỏ hầm là thiết bị phòng nổ, an toàn tia lửa như: hệ thống cung cấp điện (trạm mạng, trạm biến áp, thiết bị bốc xúc vận tải, thiết bị khai thác, thiết bị thủy khí, thiết bị khoan ... phá vỡ đất đá, khoáng sản (bằng thủ công, bán cơ giới, cơ giới hoặc bằng khoan nổ mìn; tham gia xử lý các sự cố trong quá trình sản xuất như sập đổ lò, cháy nổ khí hoặc bục nước ngầm, ... đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật theo thiết kế, đạt năng suất, chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn theo quy định.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề thực hiện các công việc (trực tiếp hoặc gián tiếp) cho hoạt động khai thác khoáng sản có ích bằng phương pháp hầm lò, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc, đặc tính cơ, phương pháp khởi động, phương pháp điều chỉnh tốc độ quay và đọc được các sơ đồ hình trải của máy điện một chiều, máy điện xoay chiều, biến tần sử dụng trong công nghệ khai thác mỏ;
- Trình bày được cách lập phương án và điều kiện thực hiện việc bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt, đấu nối, quấn, tẩm, sấy và phục hồi các loại động cơ điện có công suất đến 45 kW theo đúng yêu cầu kỹ thuật;
- Giải thích được cấu tạo, nguyên lý làm việc và phạm vi sử dụng của các thiết bị cơ điện mỏ hầm lò: máy quạt gió, tầu điện mỏ, tời, máng cào, băng tải, quang lật, máy bơm nước, máy nén khí, máng cào vơ, máy bốc xúc, máy đào lò, máy khấu than, thiết bị khoan;
- Trình bày được phương pháp cài đặt biến tần, khởi động mềm điều khiển tự động hệ thống băng tải, trạm bơm, trạm quạt gió;
- Mô tả được các phương pháp, các kỹ thuật sửa chữa tiên tiến trong các thiết bị cơ điện mỏ; có giải pháp đưa ra để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất;
- Trình bày được cách lập kế hoạch, biện pháp để thay thế sửa chữa các thiết bị cơ điện sử dụng trong dây chuyền sản xuất mỏ hầm lò;
- Phân tích được những nguyên nhân gây ra các sự cố trong hệ thống cung cấp điện, trong các phụ tải trong dây chuyền sản xuất ở mỏ hầm lò;
- Phân tích được công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc, các đặc tính kỹ thuật của các thiết bị đóng cắt, bảo vệ phòng nổ và an toàn tia lửa có điều khiển tại chỗ và từ xa hoặc tự động trong công nghệ sản xuất mỏ hầm lò;
- Mô tả được cách đọc các sơ đồ điện, sơ đồ khí nén, sơ đồ thủy lực của các thiết bị máy mỏ;
- Trình bày được cách lập chương trình tự động hoá điều khiển vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và hệ thống bơm thoát nước mỏ hầm lò;
- Áp dụng được các kiến thức cơ bản về kỹ thuật, kinh tế và năng suất, chủ động thích ứng với công tác sản xuất tại mỏ;
- Trình bày được cách tổ chức sản xuất trong mỏ và tính chất công việc của công nhân cơ - điện trong dây chuyền sản xuất mỏ;
- Xác định được cách thiết kế quy trình lắp đặt, đấu nối, vận hành các thiết bị cơ điện trong lò, quy trình cung cấp điện trong mỏ hầm lò;
- Xác định được cách thiết kế quy trình vận hành hệ thống điều khiển tự động trong công nghệ vận tải, thông gió, giám sát khí mỏ và bơm thoát nước mỏ hầm lò;
- Trình bày được các nội dung công tác kỹ thuật an toàn, nội dung cơ bản công tác cấp cứu mỏ;
- Xác định được cách lập phương án thay thế để nâng cao tuổi thọ và đảm bảo tính kinh tế và kỹ thuật trong việc sử dụng, vận hành cáp điện;
- Mô tả được cách lập phương án, lắp đặt, sửa chữa vận hành hệ thống chiếu sáng trong mỏ hầm lò;
- Phân tích được cách tổ chức và điều hành sản xuất hợp lý, thu xếp, bố trí lập kế hoạch kiểm tra các biện pháp an toàn và cải thiện điều kiện làm việc;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có những kiến thức như trên.
Người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật cơ điện mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gia hạn phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích thực hiện như thế nào theo Nghị định 102?
- Tiêu chí thụ hưởng chính sách hỗ trợ thông tin của tổ hợp tác là gì? Nội dung chính sách hỗ trợ thông tin tổ hợp tác là gì?
- Yêu cầu của tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang đối với Cảnh sát giao thông từ 01/01/2025?
- Mô hình hoạt động của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán do ai quyết định? Được cung cấp dịch vụ nào?
- Nhà ở công vụ liền kề cao bao nhiêu tầng? Được thiết kế theo kiểu nào? Trang thiết bị nội thất của nhà ở công vụ liền kề bao gồm những gì?