Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao này không?
Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì?
Căn cứ tại khoản 15 Điều 2 Thông tư 58/2021/TT-BTC có giải thích ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là giá trị ký quỹ nhà đầu tư tham gia thanh toán thực hiện hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ phải nộp để bù đắp mức lỗ tiềm tàng có thể xảy ra trong trường hợp nhà đầu tư không có đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao.
Ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ là gì? Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao này không? (Hình từ Internet)
Mức ký quỹ yêu cầu có dựa trên ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ không?
Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Ký quỹ của thành viên bù trừ
1. Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định mức ký quỹ yêu cầu mà thành viên bù trừ phải nộp cho các vị thế đứng tên thành viên bù trừ vẫn còn đang lưu hành sau khi kết thúc giờ giao dịch.
2. Mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ rủi ro, ký quỹ song hành Hợp đồng tương lai, ký quỹ chuyển giao Hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ, ký quỹ tối thiểu và các yếu tố khác mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.
3. Thành viên bù trừ phải nộp bổ sung tài sản ký quỹ trong trường hợp giá trị tài sản ký quỹ không đáp ứng được mức ký quỹ yêu cầu do Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xác định. Thành viên bù trừ được rút bớt tài sản ký quỹ nếu giá trị tài sản ký quỹ vượt mức ký quỹ yêu cầu theo quy định của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
4. Thành viên bù trừ có thể nộp ký quỹ bằng tiền hoặc chứng khoán nhưng phải đảm bảo tỷ lệ tiền ký quỹ không thấp hơn 80% mức ký quỹ yêu cầu, trừ trường hợp nhà đầu tư nắm giữ vị thế bán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thực hiện hợp đồng dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở thực hiện ký quỹ bằng trái phiếu Chính phủ có thể chuyển giao.
5. Trong ngày giao dịch, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam định kỳ tiến hành giám sát giá trị tài sản ký quỹ của thành viên bù trừ. Trường hợp thành viên bù trừ không đảm bảo giá trị tài sản ký quỹ theo yêu cầu, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có quyền cảnh báo thành viên bù trừ và áp dụng một trong các biện pháp xử lý sau:
a) Đề nghị Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đình chỉ giao dịch đối với các tài khoản giao dịch liên quan, trừ các giao dịch đối ứng để giảm vị thế;
b) Yêu cầu thành viên bù trừ (đối với tài khoản tự doanh) hoặc thông qua thành viên bù trừ yêu cầu nhà đầu tư (đối với tài khoản của nhà đầu tư) bổ sung tài sản ký quỹ, thực hiện giao dịch đối ứng để giảm vị thế.
6. Việc mở tài khoản ký quỹ, xác định loại ký quỹ, điều chỉnh mức ký quỹ, phương pháp xác định mức ký quỹ và các tham số của phương pháp này, loại tài sản được chấp nhận ký quỹ, cách thức và thời gian, thủ tục nộp hoặc rút ký quỹ, việc thực hiện các quyền liên quan tới chứng khoán ký quỹ và các nội dung liên quan khác thực hiện theo quy chế của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.
Như vậy, theo quy định trên thì mức ký quỹ yêu cầu được xác định dựa trên các loại ký quỹ trong đó có ký quỹ chuyển giao hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ mà Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam xét thấy là cần thiết.
Tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng cho các hoạt động nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 58/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Tài khoản ký quỹ của nhà đầu tư
1. Thành viên bù trừ mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư đứng tên thành viên bù trừ và có trách nhiệm quản lý tách biệt tiền gửi ký quỹ tới từng nhà đầu tư theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 34 Nghị định số 158/2020/NĐ-CP. Thành viên bù trừ được sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ của nhà đầu tư theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Thành viên bù trừ mở cho mỗi nhà đầu tư 01 tài khoản chứng khoán ký quỹ để quản lý vị thế, nghĩa vụ ký quỹ, tài sản ký quỹ bù trừ, tài sản có thể chuyển giao và thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho vị thế trên tài khoản giao dịch của nhà đầu tư. Thành viên không bù trừ, khách hàng môi giới của thành viên không bù trừ mở tài khoản chứng khoán ký quỹ tại một thành viên bù trừ chung.
2. Tài khoản tiền gửi ký quỹ và tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư chỉ được sử dụng cho các hoạt động sau:
a) Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư;
b) Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng (nếu có);
c) Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở, tài sản có thể chuyển giao khi thực hiện hợp đồng (trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài khoản chứng khoán ký quỹ của nhà đầu tư được sử dụng cho các hoạt động sau:
- Nhận và hoàn trả tài sản ký quỹ cho nhà đầu tư;
- Nhận lãi hoặc thanh toán lỗ hàng ngày từ vị thế của nhà đầu tư; thanh toán khi thực hiện hợp đồng; nhận lãi tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng (nếu có);
- Nhận hoặc chuyển giao tài sản cơ sở, tài sản có thể chuyển giao khi thực hiện hợp đồng (trường hợp thanh toán dưới hình thức chuyển giao tài sản cơ sở) đối với vị thế của nhà đầu tư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông được giảng dạy cho học sinh nào trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp?
- Cách tính lương tháng 13 mới nhất năm 2025 chi tiết? Làm hết tháng 12 có được thưởng tháng 13 không?
- Công trình hết tuổi thọ thiết kế có thực hiện kiểm định xây dựng không? Chi phí kiểm định xây dựng được xác định bằng cách nào?
- Tiêu chuẩn cụ thể của Trợ lý Tổng Bí thư? Nguyên tắc tuyển chọn, sử dụng trợ lý Tổng Bí thư? Tuổi bổ nhiệm, tuổi công tác của trợ lý Tổng Bí thư?
- Mẫu đơn đề nghị học sát hạch để cấp giấy phép lái xe 2025 theo Thông tư 35/2024 như thế nào?