Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ là gì? Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ được xét tặng cho những đối tượng nào?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ là gì?
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ là gì? (Hình từ internet)
Theo Điều 1 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 06/2001/QĐ-VPCP quy định như sau:
Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ” là hình thức khen thưởng của Văn phòng Chính phủ để ghi nhận công lao của các cá nhân đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ được hiểu là hình thức khen thưởng của Văn phòng Chính phủ để ghi nhận công lao của các cá nhân đã cống hiến cho sự nghiệp xây dựng Văn phòng Chính phủ.
Ngoài ra, theo Điều 2 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 06/2001/QĐ-VPCP quy định Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ được tặng một lần cho các cá nhân vào dịp kỷ niệm ngày truyền thống Văn phòng Chính phủ 28 tháng 8.
Trường hợp đặc biệt khác, do Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ quyết định.
Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ được xét tặng cho những đối tượng nào?
Theo Điều 3 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 06/2001/QĐ-VPCP quy định như sau:
1- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ” được xét tặng cho các cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ đang công tác, đã nghỉ hưu, đã chuyển sang cơ quan khác, đã thôi việc hoặc từ trần.
2- Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ” cũng được xét tặng cho những người không công tác tại Văn phòng Chính phủ có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ được xét tặng cho những đối tượng sau:
- Được xét tặng cho các cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ đang ông tác, đã nghỉ hưu, đã chuyển sang cơ quan khác, đã thôi việc hoặc từ trần.
- Được xét tặng cho những người không công tác tại Văn phòng Chính phủ có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Văn phòng Chính phủ.
Những đối tượng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ cần đáp ứng được tiêu chuẩn gì?
Theo Điều 4 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 06/2001/QĐ-VPCP quy định như sau:
Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ” đối với cán bộ, công chức nói ở Mục 1, Điều 3 của Quy chế này:
1- Cán bộ, công chức có thời gian công tác tại Văn phòng Chính phủ từ 5 năm trở lên (những người đã công tác tại Văn phòng Chính phủ chuyển đi cơ quan khác sau đó trở về Văn phòng Chính phủ thì cộng lại đủ 5 năm trở lên) hoàn thành tốt nhiệm vụ, không bị kỷ luật buộc thôi việc được xét tặng thưởng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ”. Người bị kỷ luật ở các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức thì trong thời gian chịu kỷ luật không được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ”, chỉ được xét tặng sau khi hết thời gian kỷ luật và thời gian chịu kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ”.
2- Đối với những người có quá trình công tác tại Văn phòng Chính phủ trong thời gian từ năm 1954 trở về trước chưa đủ 5 năm công tác tại Văn phòng Chính phủ cũng được xét tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ”.
Theo đó, đối với những cán bộ, công chức Văn phòng Chính phủ đang công tác, đã nghỉ hưu, đã chuyển sang cơ quan khác, đã thôi việc hoặc từ trần được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ cần đáp ứng được tiêu chuẩn sau:
- Cán bộ, công chức có thời gian công tác tại Văn phòng Chính phủ từ 5 năm trở lên (những người đã công tác tại Văn phòng Chính phủ chuyển đi cơ quan khác sau đó trở về Văn phòng Chính phủ thì cộng lại đủ 5 năm trở lên) hoàn thành tốt nhiệm vụ, không bị kỷ luật buộc thôi việc.
Người bị kỷ luật ở các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức thì trong thời gian chịu kỷ luật không được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ, chỉ được xét tặng sau khi hết thời gian kỷ luật và thời gian chịu kỷ luật không được tính vào thời gian công tác để xét tặng Kỷ niệm chương.
- Đối với những người có quá trình công tác tại Văn phòng Chính phủ trong thời gian từ năm 1954 trở về trước chưa đủ 5 năm công tác tại Văn phòng Chính phủ cũng được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ.
Theo Điều 5 Quy chế xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 06/2001/QĐ-VPCP quy định như sau:
Tiêu chuẩn để tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ” đối với đối tượng quy định ở Mục 2, Điều 3 của Quy chế này:
1- Người có công chỉ đạo, lãnh đạo, giúp đỡ, phối hợp công tác với Văn phòng Chính phủ, góp phần vào việc đổi mới và phát triển Văn phòng Chính phủ.
2- Người có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử... góp phần vào sự nghiệp Văn phòng Chính phủ.
3- Người nước ngoài có công trong xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với Văn phòng Chính phủ.
Theo đó, đối với những người không công tác tại Văn phòng Chính phủ có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Văn phòng Chính phủ được xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Văn phòng Chính phủ cần đáp ứng được tiêu chuẩn sau:
- Người có công chỉ đạo, lãnh đạo, giúp đỡ, phối hợp công tác với Văn phòng Chính phủ, góp phần vào việc đổi mới và phát triển Văn phòng Chính phủ.
- Người có sáng kiến, công trình nghiên cứu khoa học, tác phẩm văn học nghệ thuật, lịch sử... góp phần vào sự nghiệp Văn phòng Chính phủ.
- Người nước ngoài có công trong xây dựng và phát triển quan hệ hợp tác với Văn phòng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?