Kỳ kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được xác định thế nào? Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có các loại sổ kế toán nào?

Cho tôi hỏi kỳ kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được xác định thế nào? Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có các loại sổ kế toán nào? Chứng từ kế toán được lập đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự có nội dung thế nào? - Câu hỏi của chị Trang (Bình Dương).

Kỳ kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được xác định thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 78/2020/NĐ-CP thì kỳ kế toán trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được chia làm kỳ kế toán theo năm, quý, tháng và tính như sau:

- Kỳ kế toán năm: Tính tròn 12 tháng theo năm dương lịch, bắt đầu từ ngày 01 tháng 10 năm trước đến hết ngày 30 tháng 9 năm sau.

- Kỳ kế toán quý: Tính từ ngày 01 tháng đầu quý đến hết ngày cuối cùng của tháng cuối quý.

- Kỳ kế toán tháng: Tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng.

Kỳ kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được xác định thế nào?

Kỳ kế toán đối với kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự được xác định thế nào? (Hình từ Internet)

Trong kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự có các loại sổ kế toán nào?

Tại Điều 11 Thông tư 78/2020/NĐ-CP quy định các cơ quan Thi hành án dân sự phải mở sổ kế toán để ghi chép, hệ thống hóa và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thi hành án dân sự. Các loại sổ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự gồm có:

- Mỗi đơn vị chỉ sử dụng một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán năm, bao gồm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết. Đơn vị phải mở đầy đủ các sổ kế toán tổng hợp, sổ kế toán chi tiết và thực hiện đầy đủ, đúng nội dung, trình tự và phương pháp ghi chép đối với từng mẫu sổ kế toán.

- Sổ kế toán tổng hợp:

+ Sổ Nhật ký dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo trình tự thời gian.

+ Sổ Cái dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế (theo tài khoản kế toán). Số liệu trên Sổ Cái phản ánh một cách tổng quát tình hình thu, chi liên quan đến hoạt động thi hành án; tình hình quản lý các loại tài sản thi hành án, tiền quỹ phát sinh trong quá trình thi hành án.

- Sổ, thẻ kế toán chi tiết:

+ Dùng để ghi chép chi tiết các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán theo yêu cầu quản lý mà Sổ Cái chưa phản ánh chi tiết được, nhằm cung cấp các số liệu chi tiết về tình hình thu, chi tiền, tài sản thi hành án theo từng quyết định thi hành án đến khi kết thúc vụ việc thi hành án.

+ Căn cứ vào yêu cầu quản lý và yêu cầu hạch toán của từng đối tượng kế toán riêng biệt, đơn vị được phép bổ sung các chỉ tiêu (cột, hàng) trên sổ, thẻ kế toán chi tiết để phục vụ lập báo cáo nghiệp vụ thi hành án dân sự và báo cáo tài chính theo yêu cầu quản lý.

Chứng từ kế toán được lập đối với nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự có nội dung thế nào?

Tại Điều 9 Thông tư 78/2020/TT-BTC quy định mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động nghiệp vụ thi hành án dân sự đều phải được lập chứng từ kế toán. Mọi số liệu ghi trên sổ kế toán đều phải có chứng từ kế toán hợp lệ, hợp pháp chứng minh.

Chứng từ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh, đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, kịp thời, phản ánh thông tin chính xác.

Chứng từ kế toán phải đáp ứng tối thiểu 7 nội dung quy định tại Điều 16 Luật Kế toán 2015, phù hợp với việc ghi chép kế toán và yêu cầu quản lý của đơn vị, theo đó nội dung gồm có:

- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;

- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.

Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,020 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào