Ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì có phải thử việc không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng được ký mấy lần?
Ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì có phải thử việc không?
Căn cứ Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, thời gian thử việc đối với mỗi loại công việc được quy định như sau:
Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.
Căn cứ khoản 3 Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thử việc như sau:
Thử việc
...
3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
Như vậy, do tính chất ngắn hạn nên người lao động ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì không phải thử việc mà được nhận luôn làm nhân viên chính thức. Người lao động sẽ được trả đầy đủ 100% tiền lương của công việc mà người đó đang làm.
Tải về mẫu hợp đồng thử việc mới nhất 2023: Tại Đây
Ký hợp đồng lao động dưới 1 tháng thì có phải thử việc không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng được ký mấy lần?
Người sử dụng lao động có bị xử phạt nếu yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng không?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về thử việc như sau:
Vi phạm quy định về thử việc
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
...
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, nếu người lao động yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 1 tháng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt như sau:
- Đối với cá nhân: phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
- Đối với tổ chức: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng được ký mấy lần?
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng là loại hợp đồng lao động xác định thời hạn, được quy định cụ thể tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
...
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
...
Khi hợp đồng này hết hạn, nếu các bên vẫn có nhu cầu tiếp tục thực hiện công việc thì phải tiến hành ký hợp đồng mới theo quy định tại khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Loại hợp đồng lao động
...
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Như vậy, với hầu hết người lao động, người sử dụng lao động chỉ được ký hợp đồng dưới 1 tháng 02 lần.
Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt như người lao động cao tuổi, lao động nước ngoài, người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, thành viên ban lãnh đạo tổ chức đại diện người lao động thì được phép ký nhiều lần hợp đồng lao động dưới 1 tháng.
Tải Mẫu hợp đồng lao động xác định thời hạn mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết bưu điện 2025? Bưu điện làm việc đến bao nhiêu Tết 2025? Bưu điện làm lại vào mùng mấy Tết?
- Mẫu thư chúc tết nhân viên hay, ý nghĩa? Thư chúc Tết Nguyên đán doanh nghiệp gửi đến nhân viên?
- Đề án của Kiểm toán nhà nước là gì? Thời hạn lấy ý kiến để xây dựng, hoàn thiện nội dung đề án của Kiểm toán nhà nước là bao lâu?
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?