KOLs quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm có thể bị phạt hành chính tối đa đến 80.000.000 đồng?
Quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm có phải hành vi vi phạm pháp luật do luật định không?
Căn cứ Điều 19 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Yêu cầu đối với nội dung quảng cáo
1. Nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
2. Chính phủ quy định về yêu cầu đối với nội dung quảng cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt.
Chiếu theo quy định này, khi thực hiện việc quảng cáo, nội dung quảng cáo phải bảo đảm trung thực, chính xác, rõ ràng, không gây thiệt hại cho người sản xuất, kinh doanh và người tiếp nhận quảng cáo.
Ngoài ra, căn cứ khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
9. Quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố.
Theo đó, các hành vi quảng cáo sản phẩm sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm là hanh vi bị cấm trong hoạt động quảng cáo và sẽ chịu xử lý theo quy định của pháp luật.
KOLs là gì? Trách nhiệm của KOLs trong việc quảng cáo sản phẩm được quy định như thế nào?
Trách nhiệm của KOLs trong việc quảng cáo sản phẩm được quy định như thế nào? (hình từ Internet)
Đây là cụm từ viết tắt của Key Opinions Leaders, dịch nghĩa là những người có sự ảnh hưởng đến mọi người trên các nền tảng mạng xã hội.
Theo đó những người này thường sẽ được mời tham gia vào các chiến dịch của thương hiệu nhằm mang đến những giá trị lan tỏa dành cho khách hàng.Theo đó, KOLs được phân loại dựa theo các tiêu chí: Độ phủ, sự liên quan đến thương hiệu và khả năng thay đổi ý kiến người tiêu dùng.
Sử dụng KOLs trong các chiến dịch mang tính chất bắt "trend" dành cho thương hiệu sẽ giúp doanh nghiệp đạt doanh thu như mong muốn chỉ trong thời gian ngắn. Ngoài ra, còn có những chỉ số khác như lượng tương tác, đơn hàng.
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Luật Quảng cáo 2012 quy định như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo
...
2. Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các nghĩa vụ sau:
a) Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;
b) Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
c) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;
d) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
...
Theo đó, KOLs hay người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có các trách nhiệm sau:
(1) Hoạt động theo đúng phạm vi, lĩnh vực đã được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và tuân thủ quy định của pháp luật về quảng cáo;
(2) Kiểm tra các tài liệu liên quan đến điều kiện quảng cáo của tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cần quảng cáo và thực hiện thủ tục có liên quan theo hợp đồng dịch vụ quảng cáo;
(3) Chịu trách nhiệm về sản phẩm quảng cáo do mình trực tiếp thực hiện;
(4) Cung cấp tài liệu liên quan đến sản phẩm quảng cáo khi người tiếp nhận quảng cáo hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
KOLs quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm có thể bị phạt hành chính tối đa đến 80.000.000 đồng?
Căn cứ Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo sản phẩm như sau:
Vi phạm quy định về hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo
...
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; về số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã được công bố, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 51, điểm b khoản 4 Điều 52, khoản 1 Điều 60, điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định này.
...
Theo đó, đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm, KOLs có thể bị phạt từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ và hậu quả của hành vi.
Ngoài ra, khi quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu ngoài bị xử lý hành chính, các KOLs còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung được quy định tại khoản 7 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP bao gồm:
(1) Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 05 đến 07 tháng; tước quyền sử dụng Giấy xác nhận nội dung quảng cáo từ 22 tháng đến 24 tháng đối với vi phạm trong trường hợp vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 02 lần trở lên trong thời hạn 06 tháng.
(2) Buộc tháo gỡ, tháo dỡ, xóa quảng cáo hoặc thu hồi sản phẩm báo, tạp chí in quảng cáo đối với hành vi do luật định.
(4) Buộc cải chính thông tin đối với hành vi quảng cáo sai sự thật về nhãn hiệu sản phẩm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?
- Cách xử lý hóa đơn sai tên công ty theo Thông tư 78? Ký hiệu hóa đơn điện tử được quy định như thế nào?