Kinh tế tuần hoàn được quy định như thế nào? Nhà nước tạo điều kiện thực hiện kinh tế tuần hoàn ra sao?

Tôi được biết kinh tế tuần hoàn là một trong những chính sách của nhà nước về bảo vệ môi trường. Tôi muốn biết kinh tế tuần hoàn được quy định ra sao? Và nhà nước đã tạo điều kiện như thế nào để khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn này? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn.

Kinh tế tuần hoàn là gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về kinh tế tuần hoàn như sau:

"Điều 142. Kinh tế tuần hoàn
1. Kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất, tiêu dùng và dịch vụ nhằm giảm khai thác nguyên liệu, vật liệu, kéo dài vòng đời sản phẩm, hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường."

Kinh tế tuần hoàn được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 138 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chung về kinh tế tuần hoàn như sau:

- Tiêu chí chung về kinh tế tuần hoàn

+ Giảm khai thác, sử dụng tài nguyên không tái tạo, tài nguyên nước; tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu thô, vật liệu; tiết kiệm năng lượng;

+ Kéo dài thời gian sử dụng vật liệu, thiết bị, sản phẩm, hàng hóa, các linh kiện, cấu kiện;

+ Hạn chế chất thải phát sinh và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường bao gồm: giảm chất thải rắn, nước thải, khí thải; giảm sử dụng hóa chất độc hại; tái chế chất thải, thu hồi năng lượng; giảm sản phẩm sử dụng một lần; mua sắm xanh.

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ căn cứ kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thực hiện một hoặc nhiều biện pháp theo thứ tự ưu tiên sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

+ Hạn chế sử dụng các sản phẩm không thân thiện môi trường; tối ưu hoá sử dụng thiết bị, sản phẩm; tăng hiệu quả sản xuất, sử dụng hiệu quả tài nguyên, nguyên liệu, vật liệu;

+ Kéo dài vòng đời sản phẩm và các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm, bao gồm: tái sử dụng (sản phẩm được người tiêu dùng khác tái sử dụng); tu sửa (sửa chữa hoặc bảo trì các sản phẩm bị lỗi để kéo dài thời gian sử dụng); tân trang (phục hồi và nâng cấp sản phẩm cũ); tái sản xuất (sử dụng các thành phần, linh kiện, cấu kiện của các sản phẩm thải bỏ vào các chức năng tương tự); thay đổi mục đích sử dụng (sử dụng các sản phẩm hoặc các linh kiện, cấu kiện của sản phẩm thải bỏ cho sản phẩm mới có chức năng khác);

+ Giảm chất thải phát sinh bao gồm: tái chế chất thải (xử lý, chế biến chất thải để chuyển hóa thành nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu có ích); thu hồi năng lượng thông qua thiêu đốt chất thải.

- Chủ dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp căn cứ kế hoạch hành động quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thực hiện một hoặc nhiều biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

+ Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu, liên kết giữa các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, khoáng sản, năng lượng; nâng cao tỷ lệ tái chế và giảm thiểu tổng khối lượng chất thải phát sinh; các giải pháp khác quy định tại khoản 2 Điều này;

+ Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;

+ Thu gom, lưu trữ để tái sử dụng nước mưa; thu gom, xử lý, tái sử dụng nước thải;

+ Thực hiện các hoạt động cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế.

- Chủ dự án đầu tư khu đô thị, khu dân cư tập trung căn cứ kế hoạch quy định tại điểm a khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 139 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thực hiện thiết kế, tổ chức quản lý và thực hiện các biện pháp sau đây để đạt được tiêu chí kinh tế tuần hoàn:

+ Thiết kế mặt bằng tổng thể tối ưu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và giảm định mức tiêu thụ tài nguyên đất, nước, năng lượng;

+ Áp dụng các giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính;

+ Phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo quy định của pháp luật;

+ Thực hiện các biện pháp khác về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Kinh tế tuần hoàn được quy định như thế nào?

Kinh tế tuần hoàn được quy định như thế nào?

Nhà nước khuyến khích kinh tế tuần hoàn ra sao?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 142 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép kinh tế tuần hoàn ngay từ giai đoạn xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển; quản lý, tái sử dụng, tái chế chất thải.

Điều 140 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định về cơ chế khuyến khích thực hiện kinh tế tuần hoàn như sau:

- Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế tuần hoàn đối với các hoạt động sau:

+ Nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng, chuyển giao công nghệ và sản xuất thiết bị, đào tạo nhân lực để thực hiện kinh tế tuần hoàn;

+ Cung cấp nền tảng chia sẻ thông tin, dữ liệu về kinh tế tuần hoàn.

- Tổ chức, cá nhân có hoạt động, dự án áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn thuộc đối tượng được ưu đãi, hỗ trợ về bảo vệ môi trường, dự án được cấp tín dụng xanh theo quy định của pháp luật được hưởng các ưu đãi, hỗ trợ theo quy định tại các Điều 131, 132, 133, 134, 135 và 137 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và quy định của pháp luật khác có liên quan và cơ chế khuyến khích về tín dụng xanh, trái phiếu xanh theo quy định tại các Điều 154, 155, 156 và 157 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

- Nhà nước khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế tuần hoàn sau:

+ Nghiên cứu, phát triển công nghệ, giải pháp kỹ thuật, cung cấp các dịch vụ tư vấn, thiết kế, đánh giá thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;

+ Phát triển các mô hình liên kết, chia sẻ việc sử dụng tuần hoàn sản phẩm và chất thải; thành lập các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, liên minh tái chế, các mô hình liên kết vùng, liên kết đô thị với nông thôn và các mô hình khác theo quy định của pháp luật để thực hiện các hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đạt được tiêu chí của kinh tế tuần hoàn;

+ Áp dụng các biện pháp cộng sinh công nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

+ Phát triển thị trường tái sử dụng sản phẩm thải bỏ, tái chế chất thải;

+ Huy động các nguồn lực trong xã hội để thực hiện kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật;

+ Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, công nghệ về kinh tế tuần hoàn theo quy định của pháp luật.

Kinh tế tuần hoàn là gì
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh tế tuần hoàn được quy định như thế nào? Nhà nước tạo điều kiện thực hiện kinh tế tuần hoàn ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh tế tuần hoàn là gì
5,152 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh tế tuần hoàn là gì

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh tế tuần hoàn là gì

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào