Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được sử dụng như thế nào?
- Đối tượng nào không phải nhà giáo trực tiếp giảng dạy những vẫn được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú?
- Nguyên tắc và thời gian xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được quy định như thế nào?
- Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được sử dụng như thế nào?
Đối tượng nào không phải nhà giáo trực tiếp giảng dạy những vẫn được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú?
Tại Điều 2 Nghị định 27/2015/NĐ-CP có quy định về đối tượng được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục bao gồm:
a) Giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là nhà giáo) trực tiếp làm nhiệm vụ nuôi dạy, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên, nhà trường và các cơ sở giáo dục khác quy định tại Điều 49, Điều 61, Điều 62, Điều 63, Điều 64 và Điều 69 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục (sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục);
b) Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu các cơ sở giáo dục quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; viên chức làm nhiệm vụ quản lý tại các phòng, ban, viện, trung tâm (không có chức năng đào tạo), văn phòng thuộc các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; cán bộ, công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo; công chức chuyên trách làm công tác quản lý dạy nghề Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; cán bộ, công chức chuyên trách công tác quản lý giáo dục các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ); nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục được điều động, bổ nhiệm làm cán bộ công đoàn giáo dục (sau đây gọi chung là cán bộ quản lý giáo dục);
c) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội giữa hai lần xét tặng liền kề với năm xét tặng;
d) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đã nghỉ theo chế độ bảo hiểm xã hội tiếp tục giảng dạy, quản lý cơ hữu tại các cơ sở giáo dục ngoài công lập.
Theo đó thì ngoài nhà giáo trực tiếp giảng dạy còn có cán bộ quản lý giáo dục được nêu tại quy định nêu trên được xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú.
Xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú (Hình từ Internet)
Nguyên tắc và thời gian xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được quy định như thế nào?
Việc xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú phải bảo đảm thực hiện theo nguyên tắc tại Điều 3 Nghị định 27/2015/NĐ-CP như sau:
(1) Bảo đảm chính xác, công bằng, công khai, dân chủ, tự nguyện trong việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”.
(2) Việc xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” phải chú trọng tới nhà giáo trực tiếp nuôi dạy, giảng dạy; nhà giáo là nữ; nhà giáo công tác tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Về thời gian xét tặng các danh hiệu này thì tại Điều 4 Nghị định 27/2015/NĐ-CP có quy định: Danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được xét tặng ba năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11.
Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được sử dụng như thế nào?
Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú được nêu tại Điều 7 Nghị định 27/2015/NĐ-CP, cụ thể:
Kinh phí tổ chức xét tặng và tiền thưởng
1. Kinh phí tổ chức xét tặng để thực hiện các hoạt động sau:
a) Xây dựng, triển khai kế hoạch của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” (sau đây gọi chung là Hội đồng);
b) Trả thù lao cho thành viên Hội đồng, thư ký Hội đồng các cấp và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
c) Tổ chức các phiên họp Hội đồng;
d) Công bố kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
đ) Họp báo công bố kết quả xét chọn của Hội đồng các cấp;
e) Tổ chức Lễ trao tặng;
g) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được quy định như sau:
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng của Hội đồng cấp Nhà nước và các chi phí khác liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
b) Cấp nào quyết định thành lập Hội đồng thì cấp đó có trách nhiệm bố trí kinh phí cho hoạt động xét tặng và các chi phí khác liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
3. Tiền thưởng kèm theo danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” được ngân sách nhà nước cấp qua các Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
Theo đó thì kinh phí tổ chức xét tặng được dùng để thực hiện các hoạt động sau:
- Xây dựng, triển khai kế hoạch của Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú” (sau đây gọi chung là Hội đồng);
- Trả thù lao cho thành viên Hội đồng, thư ký Hội đồng các cấp và việc thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
- Tổ chức các phiên họp Hội đồng;
- Công bố kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến nhân dân;
- Họp báo công bố kết quả xét chọn của Hội đồng các cấp;
- Tổ chức Lễ trao tặng;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
* Một số biểu mẫu trong hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu tú
Tại Phục lục II ban hành kèm theo Nghị định 27/2015/NĐ-CP có quy định về một số biểu mẫu sau:
(1) Bản khai thành tích đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo Ưu tú - Tải về
(2) Tờ trình của Chủ tịch Hội đồng - Tải về
(3) Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú - Tải về
(4) Báo cáo tóm tắt thành tích cá nhân - Tải về
(5) Biên bản họp Hội đồng - Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?