Kinh phí thực hiện quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm những khoản nào?
- Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bao gồm những khoản nào?
- Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất như thế nào?
- Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện trong trường hợp nào?
Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bao gồm những khoản nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Kinh phí bảo đảm
1. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
a) Các khoản chi cho việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất tạm giữ;
b) Các khoản chi cho việc mua sắm đồ dùng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các điều kiện khác phục vụ cho việc tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính;
c) Các khoản chi cho việc ăn, uống, khám chữa bệnh cho người bị tạm giữ, chi phí cho việc tổ chức mai táng khi người bị tạm giữ, áp giải chết trong thời gian bị tạm giữ, áp giải đối với trường hợp bản thân hoặc gia đình họ không tự bảo đảm được;
d) Các khoản chi phí khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
đ) Lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất, truy tìm người bị trục xuất bỏ trốn và thi hành quyết định trục xuất.
2. Kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất do ngân sách nhà nước cấp. Việc lập, chấp hành và quyết toán kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Như vậy theo quy định trên kinh phí bảo đảm cho việc áp dụng biện pháp tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính và áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, bao gồm:
- Các khoản chi cho việc đầu tư, xây dựng, sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất tạm giữ.
- Các khoản chi cho việc mua sắm đồ dùng, phương tiện, vũ khí, công cụ hỗ trợ và các điều kiện khác phục vụ cho việc tạm giữ người, áp giải người vi phạm theo thủ tục hành chính
- Các khoản chi cho việc ăn, uống, khám chữa bệnh cho người bị tạm giữ, chi phí cho việc tổ chức mai táng khi người bị tạm giữ, áp giải chết trong thời gian bị tạm giữ, áp giải đối với trường hợp bản thân hoặc gia đình họ không tự bảo đảm được.
- Các khoản chi phí khác phục vụ cho việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
- Lập hồ sơ đề nghị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất, quản lý người nước ngoài trong thời gian làm thủ tục trục xuất, truy tìm người bị trục xuất bỏ trốn và thi hành quyết định trục xuất.
Kinh phí thực hiện quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)
Chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất như thế nào?
Căn cứ tại Điều 14 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định chế độ đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất như sau:
- Các chế độ lưu trú đối với người nước ngoài bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định 65/2020/NĐ-CP.
- Các khoản chi chế độ đối với người lưu trú được thực hiện theo quy định tại Nghị định 65/2020/NĐ-CP.
+ Trong trường hợp người bị trục xuất không có khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh (nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng) yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó là công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời người nước ngoài vào Việt Nam hoặc xin gia hạn thị thực cho người nước ngoài chi trả.
+ Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức nêu trên không có điều kiện, khả năng chi trả thì Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Công an cấp tỉnh nơi lập hồ sơ quản lý đối tượng chi trả từ nguồn ngân sách nhà nước.
Việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 13 Nghị định 142/2021/NĐ-CP quy định việc áp dụng biện pháp lưu trú đối với người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất được thực hiện trong trường hợp sau:
- Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất không có hộ chiếu hoặc các giấy tờ thay thế hộ chiếu, chưa có đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện việc trục xuất (vé máy bay, thị thực, hộ chiếu, các giấy tờ thay thế hộ chiếu...).
- Không có nơi cư trú hoặc hết thời hạn cư trú.
- Vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 13 Nghị định 142/2021/NĐ-CP hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền.
- Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh.
- Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành quyết định trục xuất.
- Mắc bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm phải tổ chức cách ly y tế.
- Người mắc bệnh tâm thần, bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi.
- Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?