Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào?
- Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào?
- Việc hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là trách nhiệm của cơ quan nào?
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào trong việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?
Kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có quy định về kinh phí thực hiện như sau:
Kinh phí thực hiện
1. kinh phí thực hiện Quyết định này được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
2. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện tập trung bố trí kinh phí hỗ trợ xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã thuộc các huyện nghèo trong triển khai thực hiện Quyết định này từ nguồn ngân sách địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Theo đó thì kinh phí thực hiện đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được bố trí trong dự toán chi ngân sách thường xuyên hàng năm của các cơ quan, tổ chức liên quan và các địa phương theo quy định pháp luật về ngân sách nhà nước.
Ngoài ra còn khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng nguồn kinh phí hợp pháp hỗ trợ các hoạt động liên quan đến việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Hình từ Internet)
Việc hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là trách nhiệm của cơ quan nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có nêu như sau:
Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức
1. Bộ Tư pháp
a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện Quyết định này trong phạm vi cả nước; hàng năm, tổng hợp kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật báo cáo Thủ tướng Chính phủ;
b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan, tổ chức có liên quan theo dõi, kiểm tra, giải quyết kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, chỉ đạo xử lý vi phạm, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương theo thẩm quyền trong việc thực hiện Quyết định này;
c) Căn cứ điều kiện thực tế và kết quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước, lựa chọn địa phương để tổ chức thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân về hiệu quả xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
d) Xây dựng tài liệu, tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng, quản lý, vận hành phần mềm đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong phạm vi cả nước;
đ) Sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
...
Như vậy Bộ Tư pháp sẽ là cơ quan có trách nhiệm tập huấn hướng dẫn nghiệp vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm thế nào trong việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 6 Quyết định 25/2021/QĐ-TTg có quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc đánh giá, công nhận xã, phường đạt chuẩn tiếp cận pháp luật như sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quyết định 25/2021/QĐ-TTg tại địa phương; phân công cơ quan chuyên môn làm đầu mối theo dõi, tham mưu thực hiện; bảo đảm kinh phí thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Căn cứ kết quả thực tế của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hàng năm, chỉ đạo các giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật;
- Xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp xã, phường, thị trấn chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hoặc việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật không đúng quy định pháp luật;
- Sơ kết, tổng kết, biểu dương, khen thưởng tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương;
- Hàng năm, tổng hợp, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, các giải pháp bảo đảm tính thực chất, nâng cao hiệu quả công tác đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?