Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do đơn vị nào bố trí?
- Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan nào?
- Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do đơn vị nào bố trí?
- Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có nhiệm vụ gì?
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt như sau:
Bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo.
1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo, trong đó có sự tham gia của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp và một số bộ, cơ quan liên quan.
3. Các thành viên trong bộ máy giúp việc của Ban Chỉ đạo hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
Như vậy, theo quy định thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt.
Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do đơn vị nào bố trí?
Căn cứ Điều 11 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về kinh phí hoạt động như sau:
Kinh phí hoạt động
Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Như vậy, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt do ngân sách nhà nước đảm bảo và được bố trí trong dự toán chi hoạt động hàng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có nhiệm vụ gì?
Căn cứ Điều 5 Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ban hành kèm theo Quyết định 267/QĐ-TTg năm 2018 quy định về nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư như sau:
Nhiệm vụ của Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo (Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
1. Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; chủ trì các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao.
2. Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, gồm các nhiệm vụ sau:
a) Tổ chức các cuộc họp, khảo sát, làm việc của Ban Chỉ đạo;
b) Báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng, thành lập, hoạt động của các đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt; triển khai các Đề án và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
c) Xây dựng, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo hàng năm;
d) Chủ trì, Điều phối thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao;
đ) Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Như vậy, đối với Ủy viên thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về xây dựng các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì có các nhiệm vụ sau:
(1) Giúp Trưởng Ban và Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo;
Chủ trì các cuộc họp, làm việc của Ban Chỉ đạo khi được lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao.
(2) Chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo, gồm các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức các cuộc họp, khảo sát, làm việc của Ban Chỉ đạo;
- Báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo về các vấn đề liên quan đến quá trình xây dựng, thành lập, hoạt động của các đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt;
Triển khai các Đề án và Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt;
- Xây dựng, báo cáo Ban Chỉ đạo Chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo hàng năm;
- Chủ trì, Điều phối thực hiện các nhiệm vụ của lãnh đạo Ban Chỉ đạo giao;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, các bộ, ngành, cơ quan liên quan và chuyên gia để thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng tối thiểu bao nhiêu lượt khách lưu trú thì được công nhận khu du lịch cấp tỉnh?
- Thông thầu bao gồm các hành vi nào? Người có hành vi thông thầu bị đi tù không? Mức phạt tù cao nhất đối với hành vi thông thầu?
- Thông quan là gì? Hàng hóa được thông quan khi nào? Cụ thể quyền, nghĩa vụ người khai hải quan?
- Tổ chức Đảng vi phạm về giải quyết khiếu nại, tố cáo gây hậu quả ít nghiêm trọng bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách trong trường hợp nào?
- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan là những hành vi nào theo pháp luật hải quan?