Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?
- Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?
- Thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên như thế nào?
- Kinh phí đặt hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện như thế nào?
- Kinh phí thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện như thế nào?
Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện dự toán
1. Thanh toán kinh phí giao nhiệm vụ
Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao, chế độ chi tiêu tài chính hiện hành, nghiệm thu nhiệm vụ được giao, tài liệu khác có liên quan (nếu có), các đơn vị sự nghiệp công lập tạm ứng, thanh toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
Trường hợp pháp luật chuyên ngành đã có quy định giao nhiệm vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, việc thanh toán kinh phí giao nhiệm vụ theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.
Theo đó, kinh giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được thanh toán theo quy định nêu trên.
Kinh phí giao nhiệm vụ cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn chi thường xuyên được thanh toán như thế nào?
Thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện dự toán
…
2. Thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu
a) Đối với kinh phí đặt hàng cho đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao; quyết định đặt hàng của cơ quan cấp trên cho đơn vị sự nghiệp công lập; đơn giá, giá đặt hàng; biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bản nghiệm thu đặt hàng theo từng năm (theo Mẫu số 02 kèm theo Nghị định này); tài liệu khác có liên quan (nếu có); đơn vị sự nghiệp công lập tạm ứng, thanh toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
b) Đối với kinh phí hợp đồng đặt hàng, đấu thầu cho nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện: Căn cứ dự toán được cấp có thẩm quyền giao; hợp đồng đã được ký kết giữa cơ quan đặt hàng với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích; đơn giá, giá đặt hàng, mức trợ giá, giá tiêu thụ; biên bản nghiệm thu sản phẩm theo quy định của cấp có thẩm quyền; biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng theo từng năm (theo Mẫu số 04 kèm theo Nghị định này); tài liệu khác có liên quan (nếu có); cơ quan ký hợp đồng tạm ứng, thanh toán kinh phí cho nhà cung cấp nhận đặt hàng theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, pháp luật chuyên ngành, pháp luật khác có liên quan và theo các quy định hiện hành.
Theo đó, thanh toán kinh phí đặt hàng, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên được thực hiện theo quy định trên.
Kinh phí đặt hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 3 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện dự toán
…
3. Kinh phí đặt hàng, hợp đồng cung cấp sản phẩm, dịch vụ công; chênh lệch thu lớn hơn chi từ đặt hàng, hợp đồng (nếu có) được thực hiện như sau:
a) Đối với nhà cung cấp là đơn vị sự nghiệp công lập được quyền tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, Nghị định số 141/2016/NĐ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác, Nghị định số 54/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2016 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của tổ chức khoa học và công nghệ công lập, các Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực y tế, giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, văn hóa thể thao và du lịch, thông tin và truyền thông và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
b) Đối với nhà cung cấp dịch vụ sự nghiệp công khác; nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích tự quyết định theo quy định của pháp luật hiện hành, quy định của pháp luật chuyên ngành (nếu có); thực hiện các nghĩa vụ về tài chính đối với Nhà nước.
Kinh phí thực hiện điều chỉnh nhiệm vụ, đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước thực hiện như thế nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 24 Nghị định 32/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Thực hiện dự toán
…
4. Khi kết thúc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu, cơ quan quản lý cấp trên nghiệm thu sản phẩm không đạt yêu cầu hoặc không thực hiện đủ theo số lượng, khối lượng sản phẩm, dịch vụ công được giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu hoặc có lý do phải dừng thực hiện, kinh phí còn dư thực hiện điều chỉnh hoặc hủy dự toán theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.
Theo đó, kinh phí còn lại sau khi nghiệm thu sản phẩm không đạt yêu cầu, không đủ số lượng, khối lượng hoặc có lý do phải dừng thực hiện thì sẽ được dùng để điều chỉnh hoạt hủy dự toán theo quy pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?