Kinh phí công đoàn có được hạch toán đưa vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của doanh nghiệp không
Kinh phí công đoàn có được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không?
Kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định về nguồn đóng kinh phí công đoàn như sau:
"Điều 7. Nguồn đóng kinh phí công đoàn
1. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ nguồn đóng kinh phí công đoàn và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, ngân sách nhà nước bảo đảm nguồn đóng kinh phí công đoàn tính theo quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho số biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách nhà nước. Phần kinh phí công đoàn phải đóng còn lại, đơn vị tự bảo đảm theo quy định tại Khoản 3 và 4 Điều này.
3. Đối với doanh nghiệp và đơn vị có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
4. Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị còn lại, khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật."
Có thể thấy, đối với doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì khoản đóng kinh phí công đoàn sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ. Như vậy, công ty chị hoàn toàn có thể đưa kinh phí công đoàn vào hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh.
Kinh phí công đoàn được đóng thông qua phương thức nào?
Các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp khác nhau sẽ thực hiện đóng kinh phí công đoàn thông qua những phương thức khác nhau theo quy định tại Điều 6 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
- Cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động thường xuyên đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Kho bạc Nhà nước nơi cơ quan, đơn vị mở tài khoản giao dịch căn cứ giấy rút kinh phí công đoàn, thực hiện việc kiểm soát chi và chuyển tiền vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại ngân hàng.
- Tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
- Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng với thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Có thể dùng nguồn tài chính công đoàn để tổ chức du lịch cho người lao động trong doanh nghiệp hay không?
Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ quy định tại khoản 2 Điều 27 Luật Công đoàn 2012 sau đây:
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
- Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;
- Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;
- Tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch cho người lao động;
- Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
- Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
- Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
- Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;
- Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;
- Các nhiệm vụ chi khác.
Có thể thấy, một trong những nhiệm vụ được sử dụng nguồn tài chính công đoàn là tổ chức các hoạt động văn hóa và thể thao, du lịch cho người lao động.
Như vậy, kinh phí công đoàn được đóng thông qua những phương thức khác nhau, tương ứng với từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Doanh nghiệp có thể đưa kinh phí công đoàn vào hạch toán chi phí sản xuất, kinh doanh nếu doanh nghiệp đó có thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định một số nhiệm vụ sử dụng nguồn tài chính công đoàn, trong đó có việc tổ chức các hoạt động văn hóa và thể thao, du lịch cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?