Kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi có được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không?
- Kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi có được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không?
- Đối tượng nào được hưởng các hoạt động phúc lợi được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
- Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước chi cho các hoạt động phúc lợi nào?
Kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi có được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không?
Kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi có được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 13 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Trích kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi
Trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực quyết định trích một phần kinh phí để chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan, đơn vị.
Căn cứ trên quy định thì trên cơ sở số kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được, Tổng Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán trưởng các Kiểm toán Nhà nước khu vực quyết định trích một phần kinh phí để chi cho các hoạt động phúc lợi trong cơ quan, đơn vị.
Như vậy, các hoạt động phúc lợi được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước.
Đối tượng nào được hưởng các hoạt động phúc lợi được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước?
Theo Điều 3 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 quy định như sau:
Đối tượng được hưởng
Kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước được sử dụng để chi trả cho cán bộ, công chức và người lao động hợp đồng được trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và các Kiểm toán Nhà nước khu vực.
Theo đó, cán bộ, công chức và người lao động hợp đồng được trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định ở các đơn vị thuộc khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước và các Kiểm toán Nhà nước khu vực được hưởng các hoạt động phúc lợi được trích từ nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước.
Sử dụng kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước chi cho các hoạt động phúc lợi nào?
Theo Điều 14 Quy chế sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 653/QĐ-KTNN năm 2010 (được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 1023/QĐ-KTNN năm 2014) quy định như sau:
Việc sử dụng kinh phí chi cho các hoạt động phúc lợi
1. Nội dung chi các hoạt động phúc lợi (Khoản 1):
- Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức và người lao động với mức chi là 30.000đ/người/ngày theo ngày làm việc thực tế, kể cả những ngày được cử đi học trong nước, đi công tác nước ngoài dưới 15 ngày;
- Chi hỗ trợ nghỉ điều dưỡng cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 1.500.000đ/người/năm và được hỗ trợ bằng tiền. Mức chi cụ thể do Văn phòng chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn (và Vụ Tổ chức cán bộ đối với khối cơ quan KTNN) đề xuất trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí tiết kiệm được, trình Lãnh đạo phê duyệt trước khi thực hiện.
- Chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 500.000đ/người/năm và được thực hiện như sau: thanh toán bằng tiền trên cơ sở chứng từ khám bệnh hợp pháp do Cán bộ, công chức và người lao động tự sắp xếp thời gian, lựa chọn cơ sở khám bệnh, lấy chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh định kỳ 1 lần/năm, trường hợp khám bệnh vượt quá số tiền 500.000đồng, chỉ được thanh toán 500.000đ/người/năm
2. Đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước, khi có hoạt động phúc lợi trong cơ quan, thừa uỷ quyền của Tổng Kiểm toán Nhà nước, Chánh Văn phòng Kiểm toán Nhà nước xem xét, quyết định cấp kinh phí để chi cho hoạt động phúc lợi sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn theo đề nghị của tổ chức đoàn thể.
3. Đối với Kiểm toán Nhà nước khu vực, khi có hoạt động phúc lợi trong đơn vị, Kiểm toán trưởng xem xét, quyết định cấp kinh phí để chi cho hoạt động phúc lợi sau khi thống nhất với Chủ tịch Công đoàn khu vực theo đề nghị của tổ chức đoàn thể.
Căn cứ trên quy định sử dụng nguồn kinh phí quản lý hành chính tiết kiệm được của Kiểm toán Nhà nước chi cho các hoạt động phúc lợi sau đây:
- Chi ăn trưa cho cán bộ, công chức và người lao động với mức chi là 30.000đ/người/ngày theo ngày làm việc thực tế, kể cả những ngày được cử đi học trong nước, đi công tác nước ngoài dưới 15 ngày;
- Chi hỗ trợ nghỉ điều dưỡng cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 1.500.000đ/người/năm và được hỗ trợ bằng tiền. Mức chi cụ thể do Văn phòng chủ trì, phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn (và Vụ Tổ chức cán bộ đối với khối cơ quan Kiểm toán Nhà nước) đề xuất trên cơ sở tình hình thực tế và khả năng nguồn kinh phí tiết kiệm được, trình Lãnh đạo phê duyệt trước khi thực hiện.
- Chi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cho cán bộ, công chức và người lao động tối đa 500.000đ/người/năm và được thực hiện như sau: thanh toán bằng tiền trên cơ sở chứng từ khám bệnh hợp pháp do Cán bộ, công chức và người lao động tự sắp xếp thời gian, lựa chọn cơ sở khám bệnh, lấy chứng từ thanh toán chi phí khám bệnh định kỳ 1 lần/năm, trường hợp khám bệnh vượt quá số tiền 500.000đồng, chỉ được thanh toán 500.000đ/người/năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?