Kinh doanh vũ trường, quán bar gần trường học thì liệu có được không? Vũ trường mở tới 3h sáng thì liệu có bị phạt hay không?
Kinh doanh vũ trường, quán bar có cần xin phép cơ quan nhà nước không?
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 54/2019/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ sau:
2. Dịch vụ vũ trường là dịch vụ cung cấp sàn nhảy, sân khấu, âm thanh, ánh sáng phục vụ cho hoạt động khiêu vũ, ca hát hoặc chương trình nghệ thuật tại các cơ sở đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường theo quy định của Nghị định này.
Cũng tại Điều 3 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như sau:
1. Doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh chỉ được kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường sau khi được cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh và bảo đảm các điều kiện theo quy định của Nghị định này, các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Bảo đảm an ninh, trật tự xã hội; tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm và tài sản của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
3. Không lợi dụng hoạt động kinh doanh làm phát sinh tệ nạn xã hội, tội phạm và hành vi vi phạm pháp luật khác.
Như vậy, để kinh doanh vũ trường Anh/Chị cần đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh xin cấp giấy phép kinh doanh vũ trường, quán bar và phải tuân thủ các nguyên tắc trên khi hoạt động kinh doanh vũ trường.
Vũ trường mở tới 3h sáng có phạt vi phạm hành chính không?
Đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn về âm thanh thì có được kinh doanh vũ trường, quán bar gần trường học hay không?
Trường học là một cơ sở giáo dục đào tạo các thế hệ trẻ học tập, vì vậy những hình thức kinh doanh gần trường phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, và có những điều kiện, yêu cầu về việc kinh doanh gần trường học quy định cụ thể như sau:
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:
1. Là doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Bảo đảm các điều kiện về phòng, chống cháy nổ và an ninh, trật tự theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định điều kiện về an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
3. Phòng vũ trường phải có diện tích sử dụng từ 80 m2 trở lên, không kể công trình phụ.
4. Không được đặt chốt cửa bên trong phòng vũ trường hoặc đặt thiết bị báo động (trừ các thiết bị báo cháy nổ).
5. Địa điểm kinh doanh phải cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa từ 200 m trở lên.
Như vậy, việc mở kinh doanh vũ trường gần trường học dưới 200m sẽ trái với quy định của pháp luật luật và sẽ chịu xử phạt hành chính khi vi phạm như sau:
Theo điểm b khoản 2 Điều 16 Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định về việc xử phạt Vi phạm quy định về điều kiện tổ chức hoạt động văn hóa, kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng:
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Kinh doanh karaoke, vũ trường ở địa điểm cách trường học, bệnh viện, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, di tích lịch sử - văn hóa, cơ quan nhà nước không bảo đảm khoảng cách theo quy định;
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
b) Buộc ngừng kinh doanh đối với hành vi quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.”
Từ các quy định trên, có thể thấy nếu kinh doanh gần trường học mà không đảm bảo đúng khoảng cách tiêu chuẩn sẽ bị phạt tiền lên đến 5.000.000 đồng và sẽ bị buộc ngừng kinh doanh.
Vũ trường, quán bar mở tới 3h sáng có phạt vi phạm hành chính không?
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm chung của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường như sau:
2. Chấp hành pháp luật lao động với người lào động theo quy định của pháp luật. Cung cấp trang phục, biển tên cho người lao động.
3. Bảo đảm đủ điều kiện cách âm và âm thanh thoát ra ngoài phòng hát hoặc phòng vũ trường phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
4. Tuân thủ quy định tại Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh rượu.
5. Tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.
6. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; vệ sinh an toàn thực phẩm; bản quyền tác giả; hợp đồng lao động; an toàn lao động; bảo hiểm; phòng, chống tệ nạn xã hội và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Theo Điều 8 Nghị định 54/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường như sau:
Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp, hộ kinh doanh khi kinh doanh dịch vụ vũ trường
Ngoài trách nhiệm quy định tại Điều 6 Nghị định này, doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh có trách nhiệm:
1. Không được hoạt động từ 02 giờ sáng đến 08 giờ sáng.
2. Không cung cấp dịch vụ vũ trường cho người chưa đủ 18 tuổi.
3. Trường hợp có chương trình biểu diễn nghệ thuật phải thực hiện theo quy định của pháp luật về biểu diễn nghệ thuật.
Như vậy, kinh doanh vũ trường chỉ được mở tới 2h sáng, nếu vi phạm sẽ chịu trách nhiệm hành chính vì không tuân thủ trách nhiệm kinh doanh vũ trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?