Kinh doanh sản phẩm là bánh kẹo cho trẻ em, nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thì có quyền được truy xuất nguồn gốc không?
- Kinh doanh sản phẩm là bánh kẹo cho trẻ em, nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thì có quyền được truy xuất nguồn gốc hàng hóa không?
- Trường hợp phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm là bánh kẹo cho trẻ em không bảo đảm an toàn thì thực hiện như thế nào?
- Các hành vi nào trong khâu truy xuất nguồn sản phẩm hóa làm sai sẽ bị xử phạt?
Kinh doanh sản phẩm là bánh kẹo cho trẻ em, nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thì có quyền được truy xuất nguồn gốc hàng hóa không?
Căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định các trường hợp sản phẩm thực phẩm bị truy xuất nguồn gốc như sau:
"Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;
b) Khi phát hiện thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh không bảo đảm an toàn."
Vậy theo quy định này việc truy xuất nguồn gốc nếu không do cơ quan nhà nước yêu cầu thì người kinh doanh phải phát hiện ra sả phẩm đó không đảm bảo an toàn, việc anh/chị nghi ngờ thì chưa đủ cơ sở để thực hiện việc truy xuất.
Kinh doanh sản phẩm là bánh kẹo cho trẻ em, nghi ngờ sản phẩm không đảm bảo an toàn thì có quyền được truy xuất nguồn gốc không? (Hình từ Internet)
Trường hợp phải truy xuất nguồn gốc sản phẩm là bánh kẹo cho trẻ em không bảo đảm an toàn thì thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 54 Luật An toàn thực phẩm 2010 quy định như sau:
"Điều 54. Truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn
...
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm thực hiện việc truy xuất nguồn gốc thực phẩm đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn phải thực hiện các việc sau đây:
a) Xác định, thông báo lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn;
b) Yêu cầu các đại lý kinh doanh thực phẩm báo cáo số lượng sản phẩm của lô sản phẩm thực phẩm không bảo đảm an toàn, tồn kho thực tế và đang lưu thông trên thị trường;
c) Tổng hợp, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về kế hoạch thu hồi và biện pháp xử lý."
Ngoài ra phải thực theo quy định tại Điều 35 Nghị định 15/2018/NĐ-CP như sau:
"Điều 35. Thực hiện việc truy xuất nguồn gốc đối với sản phẩm không bảo đảm an toàn
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm phải lưu trữ các thông tin liên quan đến nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và khách hàng trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm đó thông qua hợp đồng, sổ sách ghi chép hoặc các phương thức khác để phục vụ việc truy xuất nguồn gốc. Các thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc bao gồm:
a) Tên, chủng loại sản phẩm đã mua, đã bán;
b) Ngày, tháng, năm, số lượng, khối lượng, số lô, số mẻ của sản phẩm (nếu có) đã mua, bán.
2. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý."
Các hành vi nào trong khâu truy xuất nguồn sản phẩm hóa làm sai sẽ bị xử phạt?
Trong khâu truy xuất nguồn gốc sản phẩm nếu không thực hiện việc lưu trữ các thông tin liên quan đến nhà sản xuất, cung cấp sản phẩm và khách hàng trong trường hợp khách hàng đã mua sản phẩm đó thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Việc không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm là sản phẩm bánh kẹo thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 14 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022) quy định như sau:
"Điều 26. Vi phạm quy định về truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi không lưu trữ thông tin hoặc lưu trữ không đầy đủ thông tin để truy xuất nguồn gốc thực phẩm."
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2022) thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân.
Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?