Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?

Anh có câu hỏi là kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? Anh mong mình nhận được câu trả lời sớm. Anh cảm ơn. Câu hỏi của anh T.T đến từ Bình Dương.

Dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc dịch vụ logistics không?

Dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc dịch vụ logistics không, thì theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP như sau:

Phân loại dịch vụ logistics
Dịch vụ logistics được cung cấp bao gồm:
1. Dịch vụ xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
2. Dịch vụ kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
3. Dịch vụ kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
4. Dịch vụ chuyển phát.
5. Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa.
6. Dịch vụ đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
7. Dịch vụ khác, bao gồm các hoạt động sau: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
8. Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
9. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
10. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
11. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
12. Dịch vụ vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
13. Dịch vụ vận tải hàng không.
14. Dịch vụ vận tải đa phương thức.
15. Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật.
16. Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ vận tải đa phương thức thuộc một trong các loại dịch vụ logistics.

Dịch vụ vận tải đa phương thức

Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không? (Hình từ Internet)

Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?

Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Đầu tư 2020 như sau:

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
1. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.
2. Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện được quy định tại Phụ lục IV của Luật này.

Theo đó danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện tại STT 98 Phụ lục IV ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 như sau:

vận tải phương thức

Như vậy, theo quy định trên thì dịch vụ vận tải đa phương thức thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

Thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp nào?

Thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 237 Luật Thương mại 2005 như sau:

Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics
1. Ngoài những trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về những tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau đây:
a) Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
b) Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;
c) Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;
d) Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;
đ) Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;
e) Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.
2. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không phải chịu trách nhiệm về việc mất khoản lợi đáng lẽ được hưởng của khách hàng, về sự chậm trễ hoặc thực hiện dịch vụ logistics sai địa điểm không do lỗi của mình.

Như vậy, theo quy định trên thì ngoài các trường hợp được miễn trách nhiệm thì thương nhân kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về các tổn thất đối với hàng hoá phát sinh trong các trường hợp sau:

- Tổn thất là do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

- Tổn thất phát sinh do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics làm đúng theo những chỉ dẫn của khách hàng hoặc của người được khách hàng uỷ quyền;

- Tổn thất là do khuyết tật của hàng hoá;

- Tổn thất phát sinh trong những trường hợp miễn trách nhiệm theo quy định của pháp luật và tập quán vận tải nếu thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức vận tải;

- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về khiếu nại trong thời hạn mười bốn ngày, kể từ ngày thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics giao hàng cho người nhận;

- Sau khi bị khiếu nại, thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không nhận được thông báo về việc bị kiện tại Trọng tài hoặc Toà án trong thời hạn chín tháng, kể từ ngày giao hàng.

Kinh doanh vận tải đa phương thức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kinh doanh dịch vụ vận tải đa phương thức có thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện không?
Pháp luật
Nếu có nghi ngờ về sự mô tả không chính xác hàng hóa thực sự nhận được thì người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền giải quyết như thế nào?
Pháp luật
Người nhận hàng yêu cầu giám định hàng hóa bị mất mát, hư hỏng thì ai chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Khi người gửi hàng chuyển giao hàng nguy hiểm cho người kinh doanh vận tải đa phương thức để vận chuyển thì phải đảm bảo thực hiện quy định về an toàn như thế nào?
Pháp luật
Người kinh doanh vận tải đa phương thức có được ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận tải đa phương thức với người gửi hàng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kinh doanh vận tải đa phương thức
2,533 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kinh doanh vận tải đa phương thức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Kinh doanh vận tải đa phương thức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào