Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành cần đáp ứng những điều kiện gì?
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều 31 Luật Du lịch 2017 về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành:
"1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
...
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí."
Theo đó, để kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng các điều kiện nêu trên. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa thì được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Tải về mẫu giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa mới nhất 2023: Tại Đây
Kinh doanh du lịch lữ hành nội địa
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cần đáp ứng những điều kiện gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch 2017:
"Điều 31. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa."
Tại Điều 3 Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL quy định:
"1. Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành.
2. Chuyên ngành về lữ hành quy định tại điểm c khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 31 Luật Du lịch được thể hiện trên bằng tốt nghiệp của một trong các ngành, nghề, chuyên ngành sau đây:
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch;
h) Quản trị du lịch MICE;
i) Đại lý lữ hành;
k) Hướng dẫn du lịch;
l) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành’, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở giáo dục ở Việt Nam đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực;
m) Ngành, nghề, chuyên ngành có thể hiện một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch” do cơ sở đào tạo nước ngoài đào tạo và cấp bằng tốt nghiệp.
Trường hợp bằng tốt nghiệp không thể hiện các ngành, nghề, chuyên ngành quy định tại điểm l và điểm m khoản này thì bổ sung bảng điểm tốt nghiệp hoặc phụ lục văn bằng thể hiện ngành, nghề, chuyên ngành, trong đó có một trong các cụm từ “du lịch”, “lữ hành”, “hướng dẫn du lịch.
3. Văn bằng do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp phải được công nhận theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội."
Theo đó, người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là người giữ một trong các chức danh sau: chủ tịch hội đồng quản trị; chủ tịch hội đồng thành viên; chủ tịch công ty; chủ doanh nghiệp tư nhân; tổng giám đốc; giám đốc hoặc phó giám đốc; trưởng bộ phận kinh doanh dịch vụ lữ hành; phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác là các chuyên ngành được liệt kê trên phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
Hành vi sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa không bảo đảm điều kiện theo quy định có bị xử phạt không?
Căn cứ tại điểm c khoản 11, điểm a khoản 15 Điều 7 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định:
"Điều 7. Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lữ hành
11. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
b) Không bổ sung đủ số tiền ký quỹ đã sử dụng theo quy định;
c) Sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định.
...
15. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 11 Điều này;"
Như vậy, việc sử dụng người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành không bảo đảm điều kiện theo quy định có thể bị phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 06 tháng đến 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ quan đăng ký cư trú bao gồm những cơ quan nào? Trách nhiệm khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú là gì?
- Mẫu quyết định phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ đoàn viên công đoàn, NLĐ bị giảm giờ làm, chấm dứt hợp đồng lao động?
- 50+ Lời chúc mừng năm mới tiếng Anh ngắn gọn 2025 Tết Dương lịch, Tết Âm lịch hay, ý nghĩa? Happy New Year 2025?
- Stt, Cap hay ngày 1 1 2025 Tết Dương lịch chúc mừng năm mới 2025 bình an, hạnh phúc cho tất cả mọi người?
- Lịch Countdown TP Biên Hòa 2025 như thế nào? Địa điểm tổ chức Countdown TP Biên Hòa 2025 ở đâu? Thời gian Countdown TP Biên Hòa 2025?