Kiến nghị về quy định hành chính là gì? Quy trình xử lý kiến nghị về quy định hành chính được thực hiện như thế nào?
Kiến nghị về quy định hành chính là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 20/2008/NĐ-CP quy định như sau:
4. Phản ánh là việc cá nhân, tổ chức có ý kiến với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm: những vướng mắc cụ thể trong thực hiện; sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
5. Kiến nghị là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều này và đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Theo đó, kiến nghị về quy định hành chính được hiểu là việc cá nhân, tổ chức có phản ánh với cơ quan hành chính nhà nước về những vấn đề liên quan đến quy định hành chính, bao gồm:
- Những vướng mắc cụ thể trong thực hiện;
- Sự không hợp pháp, không hợp lý, không đồng bộ, không thống nhất với hệ thống pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và những vấn đề khác.
Đồng thời, đề xuất phương án xử lý hoặc có sáng kiến ban hành mới quy định hành chính liên quan đến hoạt động kinh doanh, đời sống nhân dân.
Kiến nghị về quy định hành chính là gì? Quy trình xử lý kiến nghị về quy định hành chính được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy trình xử lý kiến nghị về quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 14 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định quy trình xử lý kiến nghị về quy định hành chính của cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện như sau:
(1) Đối với phản ánh, kiến nghị về những vướng mắc cụ thể trong thực hiện quy định hành chính do hành vi chậm trễ, gây phiền hà hoặc không thực hiện, thực hiện không đúng quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải xử lý theo đúng quy trình đã được pháp luật quy định.
(2) Đối với phản ánh, kiến nghị về nội dung quy định hành chính, cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý phải tuân thủ quy trình sau:
Bước 01: Làm việc trực tiếp với cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị để làm rõ những nội dung có liên quan (nếu thấy cần thiết).
Bước 02: Nghiên cứu, đánh giá và phân loại phản ánh, kiến nghị:
- Phản ánh, kiến nghị chưa đủ cơ sở xem xét xử lý, cần tiếp tục tập hợp để nghiên cứu;
- Phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở để xem xét xử lý.
Bước 03: Đối với phản ánh, kiến nghị có đủ cơ sở xem xét xử lý, cơ quan có thẩm quyền xử lý phải tiến hành xem xét quy định hành chính được phản ánh, kiến nghị theo các tiêu chí sau:
- Sự cần thiết;
- Tính hợp lý, hợp pháp;
- Tính đơn giản, dễ hiểu;
- Tính khả thi;
- Sự thống nhất, đồng bộ với các quy định hành chính khác;
- Sự phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Bước 04: Quyết định xử lý.
Bước 05: Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị.
Bước 06: Tổ chức lưu giữ hồ sơ về phản ánh, kiến nghị đã được xử lý theo quy định của pháp luật về văn thư lưu trữ, đồng thời lưu vào Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị.
Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý kiến nghị về quy định hành chính như thế nào?
Theo Điều 19 Nghị định 20/2008/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 2 Nghị định 92/2017/NĐ-CP) quy định như sau:
Công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị
Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính. Việc công khai được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức sau:
1. Đăng tải trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.
2. Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
4. Các hình thức khác.
Theo quy định nêu trên thì Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước có trách nhiệm tổ chức công khai kết quả xử lý kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính.
Việc công khai kết quả xử lý kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính được thực hiện thông qua một hoặc nhiều hình thức sau:
- Đăng tải trên Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị; trên Cổng thông tin hoặc Trang thông tin điện tử (website) của cơ quan.
- Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Gửi công văn thông báo cho cá nhân, tổ chức có phản ánh, kiến nghị.
- Các hình thức khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm tập thể cho cấp ủy cơ sở mới nhất? Trách nhiệm, thẩm quyền trong kiểm điểm của cấp ủy?
- Doanh thu của năm có nằm trong tiêu chí phân loại quy mô của hợp tác xã theo Nghị định 113 không?
- Trong vụ án hình sự, áp giải là gì? Bị cáo vắng mặt theo giấy triệu tập của Tòa án thì bị áp giải đúng không?
- Hợp tác xã có được hỗ trợ kinh phí tham gia triển lãm của địa phương tổ chức trong nước hay không?
- Tổng hợp mẫu bản cam kết không sử dụng pháo nổ mới nhất là? Cam kết không sử dụng pháo nổ là gì?