Kiến nghị là gì? Khi người kiến nghị chưa có đơn kiến nghị thì ai sẽ là người hướng dẫn viết đơn?
Kiến nghị là gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Kiến nghị, phản ánh là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.
3. Nơi tiếp công dân bao gồm Trụ sở tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân hoặc nơi làm việc khác do cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm tiếp công dân bố trí và phải được thông báo công khai hoặc thông báo trước cho người được tiếp.
Theo đó, kiến nghị là một văn bản được cá nhân, tổ chức gửi đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền để trình bày ý kiến, nguyện vọng, đề xuất giải pháp về một vấn đề nào đó liên quan đến việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong các lĩnh vực đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó.
Kiến nghị là gì? Khi người kiến nghị chưa có đơn kiến nghị thì ai sẽ là người hướng dẫn viết đơn? (Hình từ Internet)
Khi người kiến nghị chưa có đơn kiến nghị thì ai sẽ là người hướng dẫn viết đơn?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Luật Tiếp công dân 2013 quy định như sau:
Tiếp nhận và xử lý bước đầu khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh
1. Khi công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân có trách nhiệm đón tiếp, yêu cầu họ nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có); tiếp nhận đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh hoặc hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày nội dung vụ việc.
2. Nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Trường hợp người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh chưa có đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ; trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
3. Trường hợp trong đơn vừa có nội dung khiếu nại, vừa có nội dung tố cáo, kiến nghị, phản ánh thì người tiếp công dân hướng dẫn người đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh viết thành đơn riêng để khiếu nại, tố cáo, kiến nghị hoặc phản ánh với cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật.
Theo đó, trong trường hợp người kiến nghị chưa có đơn kiến nghị thì người tiếp công dân hướng dẫn viết đơn hoặc ghi lại đầy đủ, chính xác nội dung kiến nghị bằng văn bản và yêu cầu họ ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
Ngoài ra, trong trường hợp nội dung trình bày chưa rõ ràng, đầy đủ thì người tiếp công dân đề nghị người đến kiến nghị trình bày bổ sung hoặc bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Cùng với đó, thì nội dung trình bày phải được ghi vào sổ tiếp công dân gồm; số thứ tự, ngày tiếp, họ tên, địa chỉ, nội dung sự việc, quá trình xem xét, giải quyết của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (nếu có); yêu cầu, đề nghị của người đến kiến nghị việc tiếp nhận, xử lý vụ việc.
Khi đến nơi tiếp công dân thì người kiến nghị có nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Tiếp công dân 2013 quy định khi đến nơi tiếp công dân thì người kiến nghị cần phải có các nghĩa vụ sau đây:
- Nêu rõ họ tên, địa chỉ hoặc xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền (nếu có);
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với người tiếp công dân;
- Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ký hoặc điểm chỉ xác nhận những nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người tiếp công dân;
- Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về một nội dung thì phải cử người đại diện để trình bày nội dung khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung khiếu nại, tố cáo của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bạc Liêu như thế nào?
- Viết đoạn văn cảm nhận về bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay, ý nghĩa? Đặc điểm môn Ngữ Văn là gì?
- Điều chỉnh hạng chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng có thuộc trường hợp được cấp mới chứng chỉ không?
- Điểm bắn pháo hoa dịp Tết Nguyên đán 2025 tại Bà Rịa Vũng Tàu? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Bà Rịa Vũng Tàu ra sao?
- Ngân hàng thương mại có được nhận ủy thác trong hoạt động ngân hàng không? Được thực hiện những hoạt động kinh doanh nào?