Kiểm tra viên thuế cần có trình độ như thế nào? Mối quan hệ bên trong, bên ngoài đối với vị trí này được quy định ra sao?
Kiểm tra viên thuế cần có trình độ như thế nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về trình độ của chức danh nghề nghiệp này như sau:
Trình độ đào tạo
- Tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo phù hợp với lĩnh vực công tác.
Bồi dưỡng, chứng chỉ
- Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương.
Phẩm chất cá nhân
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan.
- Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.
- Trung thực, thẳng thắn, kiên định nhưng biết lắng nghe.
- Điềm tĩnh, nguyên tắc, cẩn thận, bảo mật thông tin.
- Khả năng đoàn kết nội bộ.
- Chịu được áp lực trong công việc.
- Tập trung, sáng tạo, tư duy độc lập và logic.
Các yêu cầu khác
- Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách liên quan đến lĩnh vực thuế và quy trình nghiệp vụ quản lý có liên quan đến phần công việc được giao;
- Nắm được những vấn đề cơ bản về chiến lược phát triển, chương trình cải cách hành chính của Chính phủ và ngành Thuế, các chính sách kinh tế tài chính liên quan;
- Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu trong lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu; sử dụng thành thạo máy vi tính, phần mềm quản lý thuế và các công cụ khác;
- Nắm vững những vấn đề cơ bản về kế toán doanh nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính doanh nghiệp và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ của đối tượng nộp thuế để nâng cao hiệu quả quản lý thuế;
- Có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ kiến thức chuyên sâu, bảo đảm thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đạt hiệu quả cao; có kỹ năng xây dựng kế hoạch công tác và tổ chức thực hiện công việc thuộc phần hành được giao; kỹ năng soạn thảo văn bản nghiệp vụ về thuế; kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá và kiểm tra công việc được giao và kỹ năng đọc, phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp;
- Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Kiểm tra viên thuế cần có trình độ như thế nào? Mối quan hệ bên trong, bên ngoài đối với vị trí này được quy định ra sao? (hình từ internet)
Kiểm tra viên thuế có những quyền hạn cụ thể nào?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về quyền hạn của chức danh nghề nghiệp này như sau:
4- Phạm vi quyền hạn
4.1 Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
4.2 Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
4.3 Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
4.4 Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
4.5 Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Theo đó, Kiểm tra viên thuế có các quyền hạn cụ thể như sau:
- Được chủ động về phương pháp thực hiện công việc được giao.
- Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị.
- Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao theo quy định.
- Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao.
- Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo sự phân công của cấp trên.
Mối quan hệ bên trong, bên ngoài đối với Kiểm tra viên thuế được quy định ra sao?
Tại Bản mô tả vị trí việc làm Kiểm tra viên thuế thuộc Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 54/2023/TT-BTC quy định về chức danh này như sau:
Mối quan hệ bên trong:
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị | Các đơn vị phối hợp chính |
Lãnh đạo trực tiếp | Các công chức chuyên môn khác trong đơn vị | Các cơ quan, đơn vị có liên quan (Lưu ý: Việc xác định đơn vị phối hợp chính cần căn cứ vào mối quan hệ của tổ chức sử dụng vị trí việc làm này) |
Mối quan hệ bên ngoài:
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
• Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có hoạt động liên quan đến ngành, lĩnh vực Quản lý thuế. (Lưu ý: Việc xác định các cơ quan, tổ chức, đơn vị có quan hệ chính cần căn cứ vào chức năng; nhiệm vụ của tổ chức sử dụng vị trí việc làm này) | • Tham gia các cuộc họp có liên quan. • Cung cấp các thông tin theo yêu cầu. • Thu thập các thông tin cần thiết cho việc thực hiện công việc chuyên môn. • Lấy thông tin thống kê. • Thực hiện báo cáo theo yêu cầu. |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?