Kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương bằng phương thức gì?
- Ai có thẩm quyền kiểm tra mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương trong việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao?
- Kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương bằng phương thức gì?
- Kết thúc kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, trong bao nhiêu ngày phải báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng phụ trách?
Ai có thẩm quyền kiểm tra mọi hoạt động của các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương trong việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao?
Thẩm quyền kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao được quy định tại khoản 1 Điều 38 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Thẩm quyền kiểm tra
1. Bộ trưởng kiểm tra mọi hoạt động của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ và của cá nhân Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.
2. Thứ trưởng kiểm tra hoạt động của các đơn vị, lĩnh vực chuyên môn được phân công phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra do Bộ trưởng giao.
3. Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm kiểm tra trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định và kiểm tra việc thực hiện các công việc do Lãnh đạo Bộ ủy quyền hoặc giao chủ trì.
Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Công Thương kiểm tra mọi hoạt động của các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ, ngành, lĩnh vực trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ và của cá nhân Bộ trưởng theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương bằng phương thức gì?
Phương thức kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương được quy định tại Điều 39 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Phương thức kiểm tra
1. Đơn vị tự kiểm tra: Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ thường xuyên tổ chức tự kiểm tra việc thi hành các văn bản, công việc được giao tại đơn vị, phát hiện các vướng mắc và đề xuất biện pháp xử lý kịp thời.
2. Bộ tiến hành kiểm tra:
a) Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các cơ quan chức năng thuộc Bộ và các công chức được giao nhiệm vụ kiểm tra tiến hành làm việc trực tiếp tại đơn vị cần kiểm tra để nắm tình hình;
b) Lãnh đạo Bộ yêu cầu các cơ quan, đơn vị báo cáo bằng văn bản về tình hình và kết quả thực hiện các văn bản, công việc được giao;
c) Bộ trưởng ủy quyền cho một cán bộ cấp Vụ, Cục, Tổng cục hoặc tương đương chủ trì việc kiểm tra hoặc quyết định thành lập các đoàn kiểm tra việc thi hành các văn bản trong từng lĩnh vực hoặc từng công việc cần tập trung chỉ đạo trong từng thời kỳ. Đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng đề cương kiểm tra, trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt và triển khai thực hiện;
d) Kiểm tra thông qua tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết việc thực hiện được áp dụng với những chương trình, dự án lớn;
đ) Phương thức khác do Bộ trưởng quyết định.
Theo đó, kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương có thể do các đơn vị tự kiểm tra hoặc Bộ Công Thương tiến hành kiểm tra theo quy định cụ thể trên.
Kết thúc kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, trong bao nhiêu ngày phải báo cáo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng phụ trách?
Báo cáo kết quả kiểm tra được quy định tại Điều 40 Quy chế làm việc của Bộ Công Thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Báo cáo kết quả kiểm tra
1. Khi kết thúc kiểm tra, người chủ trì kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra và báo cáo với Thủ trưởng phụ trách kiểm tra chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra. Báo cáo phải nêu rõ nội dung kiểm tra, đánh giá những mặt được và chưa được, những sai phạm cùng biện pháp khắc phục và kiến nghị hình thức xử lý (nếu có).
2. Thủ trưởng đơn vị kiểm tra có văn bản báo cáo Lãnh đạo Bộ kết quả kiểm tra, đồng thời thông báo cho đơn vị được kiểm tra và các đơn vị có liên quan trong Bộ. Nếu phát hiện có sai phạm thì xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý.
Thủ trưởng đơn vị kiểm tra có trách nhiệm theo dõi việc xử lý sau khi kiểm tra, yêu cầu đơn vị được kiểm tra khắc phục những sai phạm theo quyết định của cấp có thẩm quyền, báo cáo kết quả khắc phục sau kiểm tra với Lãnh đạo Bộ.
3. Định kỳ cuối tuần, tháng, quý hoặc đột xuất, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, trực thuộc báo cáo Bộ tình hình thực hiện các văn bản, các công việc được Lãnh đạo Bộ giao theo thẩm quyền ở đơn vị mình.
4. Văn phòng Bộ tổng hợp chung, báo cáo tình hình kiểm tra việc thi hành các văn bản, các công việc được Lãnh đạo Bộ giao cho các đơn vị.
Như vậy, khi kết thúc kiểm tra việc thực hiện văn bản và nhiệm vụ được giao của đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương, người chủ trì kiểm tra phải thông báo kết quả kiểm tra với Thủ trưởng đơn vị được kiểm tra và báo cáo với Thủ trưởng phụ trách kiểm tra chậm nhất 05 ngày làm việc sau khi kết thúc kiểm tra.
Báo cáo phải nêu rõ nội dung kiểm tra, đánh giá những mặt được và chưa được, những sai phạm cùng biện pháp khắc phục và kiến nghị hình thức xử lý (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?
- Chạy xe quá tải phạt bao nhiêu 2025? Thời hạn có hiệu lực của giấy phép lưu hành xe quá tải trọng?