Kiểm tra những nội dung nào trong công tác bảo vệ môi trường? Có bao nhiêu phương pháp kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân?
Kiểm tra những nội dung nào trong công tác bảo vệ môi trường?
Kiểm tra những nội dung nào trong công tác bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Nội dung kiểm tra
1. Việc tuân thủ các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Công an về công tác bảo vệ môi trường, bao gồm:
a) Công tác phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; việc giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về bảo vệ môi trường;
b) Công tác triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ Công an và của Công an các đơn vị, địa phương; việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường;
c) Thực trạng phân công tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị.
2. Công tác triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đang được áp dụng; công tác đầu tư, quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị. Thực trạng các hoạt động, các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường; các trang thiết bị bảo hộ lao động, công cụ, biện pháp, công trình phòng chống rủi ro, sự cố thiên tai, sự cố môi trường và các yếu tố khác liên quan đến bảo vệ môi trường.
Theo đó, nội dung kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân gồm:
– Việc tuân thủ các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn, quy định của Bộ Công an về công tác bảo vệ môi trường, bao gồm:
+ Công tác phổ biến, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường; việc giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ về bảo vệ môi trường;
+ Công tác triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Chính phủ, Bộ Công an và của Công an các đơn vị, địa phương; việc tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường;
+ Thực trạng phân công tổ chức thực hiện công tác bảo vệ môi trường, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ môi trường tại đơn vị.
– Công tác triển khai thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường đang được áp dụng; công tác đầu tư, quản lý, sử dụng các hệ thống kỹ thuật xử lý ô nhiễm môi trường của các đơn vị.
Thực trạng các hoạt động, các phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật có thể gây ảnh hưởng, tác động xấu đến môi trường; các trang thiết bị bảo hộ lao động, công cụ, biện pháp, công trình phòng chống rủi ro, sự cố thiên tai, sự cố môi trường và các yếu tố khác liên quan đến bảo vệ môi trường.
Kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân theo hình thức nào?
Theo Điều 6 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Hình thức kiểm tra
1. Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra thường xuyên theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo lộ trình, thời gian quy định, giúp người có thẩm quyền quyết định kiểm tra nắm chắc tình hình, kết quả thực hiện của đối tượng kiểm tra.
2. Kiểm tra đột xuất: Theo chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; khi có vấn đề nảy sinh đột xuất về công tác bảo vệ môi trường; theo phản ánh, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân.
Theo đó, có 02 hình thức kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân, gồm:
– Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra thường xuyên theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện theo lộ trình, thời gian quy định, giúp người có thẩm quyền quyết định kiểm tra nắm chắc tình hình, kết quả thực hiện của đối tượng kiểm tra.
– Kiểm tra đột xuất: Theo chỉ đạo của lãnh đạo các cấp; khi có vấn đề nảy sinh đột xuất về công tác bảo vệ môi trường; theo phản ánh, kiến nghị của Công an các đơn vị, địa phương hoặc tổ chức, cá nhân, chính quyền địa phương nơi đơn vị đóng quân.
Có bao nhiêu phương pháp kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân?
Theo Điều 7 Thông tư 69/2020/TT-BCA quy định như sau:
Phương pháp kiểm tra
1. Kiểm tra trực tiếp: Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương xem xét, quyết định kiểm tra trực tiếp công tác bảo vệ môi trường. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp và nghe đại diện đối tượng kiểm tra báo cáo chi tiết về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra và kiến nghị, đề xuất. Thành viên đoàn kiểm tra căn cứ nội dung cụ thể, đề nghị đối tượng kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình thêm. Căn cứ kết quả làm việc, đoàn kiểm tra trao đổi, hướng dẫn đối tượng kiểm tra khắc phục những tồn tại, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường hoặc đề xuất với lãnh đạo cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo.
2. Kiểm tra gián tiếp: Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương ủy quyền cho đối tượng kiểm tra tự kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh kèm theo với thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền quyết định kiểm tra.
3. Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp hai phương pháp kiểm tra nêu trên.
Theo đó, có 02 phương pháp kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong Công an nhân dân, gồm:
– Kiểm tra trực tiếp:
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương xem xét, quyết định kiểm tra trực tiếp công tác bảo vệ môi trường. Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra trực tiếp và nghe đại diện đối tượng kiểm tra báo cáo chi tiết về những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra và kiến nghị, đề xuất.
Thành viên đoàn kiểm tra căn cứ nội dung cụ thể, đề nghị đối tượng kiểm tra cung cấp hồ sơ, tài liệu và báo cáo, giải trình thêm. Căn cứ kết quả làm việc, đoàn kiểm tra trao đổi, hướng dẫn đối tượng kiểm tra khắc phục những tồn tại, vướng mắc về công tác bảo vệ môi trường hoặc đề xuất với lãnh đạo cấp trên hướng dẫn, chỉ đạo.
– Kiểm tra gián tiếp:
Căn cứ vào yêu cầu, nhiệm vụ công tác, thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương ủy quyền cho đối tượng kiểm tra tự kiểm tra theo kế hoạch đã được phê duyệt, báo cáo kết quả kiểm tra bằng văn bản, cung cấp hồ sơ, tài liệu chứng minh kèm theo với thủ trưởng Công an đơn vị, địa phương có thẩm quyền quyết định kiểm tra.
Lưu ý: Căn cứ nhiệm vụ cụ thể, một cuộc kiểm tra có thể được thực hiện theo một hoặc kết hợp hai phương pháp kiểm tra nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?