Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? Nội dung kiểm tra hồ sơ hải quan?
Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được giải thích tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 13/2015/TT-BTC như sau:
Giải thích từ ngữ
...
3. Tạm dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là biện pháp được tiến hành theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nhằm thu thập thông tin, chứng cứ về lô hàng để chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền yêu cầu xử lý hành vi xâm phạm quyền và yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính.
4. Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
...
Theo đó, kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là việc kiểm tra hồ sơ hải quan, các chứng từ liên quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải do cơ quan hải quan thực hiện nhằm phát hiện hàng hóa có nghi ngờ là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Kiểm tra hải quan về hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì? (Hình từ Internet)
Kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 12 Thông tư 13/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 13/2020/TT-BTC) thì việc kiểm tra hồ sơ hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ gồm những nội dung sau đây:
(1) Kiểm tra thông tin khai về hàng hóa: người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác tên hàng, nhãn hiệu hàng hóa, quy cách phẩm chất, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo quy định;
(2) Kiểm tra, đối chiếu các thông tin khai trên tờ khai hải quan với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan về: tên hàng, nhãn hiệu, xuất xứ, trị giá, quy cách phẩm chất hàng hóa, thông số kỹ thuật, thành phần cấu tạo, model, ký mã hiệu, đặc tính, công dụng, tuyến đường vận chuyển của hàng hóa để xác định sự phù hợp;
(3) Kiểm tra, đối chiếu thông tin về tên người xuất khẩu, tên người nhập khẩu, tên hàng, nhãn hiệu với các thông tin do Tổng cục Hải quan thông báo tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 13/2015/TT-BTC và các thông tin do cơ quan hải quan thu thập để xác định hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả (nếu có).
Lưu ý:
- Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu thuộc Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này.
- Trường hợp người xuất khẩu, người nhập khẩu không thuộc Danh sách người xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp hàng hóa và Danh sách những người có khả năng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì cơ quan hải quan chỉ thông báo hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cho chủ sở hữu quyền hoặc người được ủy quyền hợp pháp theo quy định tại Điều 14 Thông tư này trên cơ sở kiểm tra hồ sơ hải quan và/hoặc kiểm tra thực tế hàng hóa phát hiện hàng hóa có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu đủ cơ sở để xác định hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu là phù hợp, không có dấu hiệu là hàng giả, hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, cơ quan hải quan tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan theo quy định.
- Trường hợp qua kiểm tra, đối chiếu xác định có dấu hiệu nghi vấn, nội dung khai trên tờ khai hải quan không phù hợp với nội dung trong hồ sơ đề nghị kiểm tra, giám sát đã được Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan) thông báo chấp nhận nhưng chưa đủ cơ sở để xác định hành vi vi phạm, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa, đồng thời chỉ rõ các dấu hiệu hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ để công chức hải quan khi kiểm tra thực tế hàng hóa lưu ý kiểm tra.
Ai có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan?
Thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan được quy định tại Điều 31 Luật Hải quan 2014 như sau:
Căn cứ, thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan
Căn cứ kết quả phân tích, đánh giá rủi ro và các thông tin có liên quan đến hàng hóa, thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan quyết định kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa.
Như vậy, theo quy định trên thì thủ trưởng cơ quan hải quan nơi xử lý hồ sơ hải quan có thẩm quyền quyết định kiểm tra hải quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên, tổ chức đảng thiếu trách nhiệm là gì? Trường hợp nào chưa kỷ luật, không hoặc miễn kỷ luật Đảng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?