Kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế là gì? Mục đích kiểm tra công tác thi đua khen thưởng?
Kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế là gì?
Theo khoản 1 Điều 1 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định như sau:
Kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua khen thưởng:
1. Kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng là việc cơ quan thuế cấp trên tổ chức kiểm tra (theo nội dung kiểm tra) về công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc.
...
Theo quy định nêu trên thì kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế là việc cơ quan thuế cấp trên tổ chức kiểm tra (theo nội dung kiểm tra) về công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc.
Kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế nhằm mục đích nào?
Theo Điều 3 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định như sau:
Mục đích kiểm tra, tự kiểm tra:
1. Tăng cường và thống nhất trong toàn ngành về quy trình, nội dung của việc kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng.
2. Đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Thi đua, khen thưởng, các chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước; hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về thi đua, khen thưởng.
3. Giúp cơ quan, đơn vị trong ngành thực hiện tốt chính sách, chế độ về thi đua, khen thưởng đối với công chức, viên chức và người lao động; có biện pháp phòng ngừa và phát hiện kịp thời các vi phạm, sai sót trong công tác thi đua, khen thưởng để khắc phục, đồng thời có kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
4. Góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, giữ gìn phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.
Căn cứ trên quy định kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế nhằm mục đích sau đây:
- Tăng cường và thống nhất trong toàn ngành về quy trình, nội dung của việc kiểm tra công tác thi đua khen thưởng.
- Đảm bảo thực hiện nghiêm Luật Thi đua, khen thưởng, các chế độ, chính sách, quy định của Nhà nước; hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về thi đua, khen thưởng.
- Giúp cơ quan, đơn vị trong ngành thực hiện tốt chính sách, chế độ về thi đua, khen thưởng đối với công chức, viên chức và người lao động;
- Có biện pháp phòng ngừa và phát hiện kịp thời các vi phạm, sai sót trong công tác thi đua khen thưởng để khắc phục, đồng thời có kiến nghị cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- Góp phần giữ vững kỷ cương, kỷ luật, giữ gìn phẩm chất, đạo đức của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ.
Kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế là gì? Mục đích kiểm tra công tác thi đua khen thưởng? (Hình từ Internet)
Kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế bao gồm những nội dung gì?
Theo Điều 12 Quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Thuế ban hành kèm theo Quyết định 1698/QĐ-TCT năm 2014 quy định kiểm tra công tác thi đua khen thưởng trong ngành Thuế bao gồm những nội dung sau:
Nội dung kiểm tra, tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng:
1. Kiểm tra công tác thi đua:
1.1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch triển khai công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.
1.2. Các hình thức thi đua đơn vị đã thực hiện theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, các văn bản hướng dẫn Luật, văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
1.3. Tình hình triển khai thực hiện các nội dung phong trào thi đua.
1.4. Tình hình thực hiện việc xây dựng điển hình tiên tiến và nhân rộng, học tập các gương điển hình tiên tiến.
1.5. Tổng kết, đánh giá, bình xét kết quả các phong trào thi đua.
2. Kiểm tra việc thực hiện chính sách, chế độ của Nhà nước; chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về công tác thi đua, khen thưởng:
2.1. Tình hình phổ biến, quán triệt Luật Thi đua, Khen thưởng, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng và các văn bản hướng dẫn Luật, văn bản hướng dẫn khác của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
2.2. Tình hình triển khai các biện pháp và kết quả công tác thi đua, khen thưởng.
3. Kiểm tra việc bình xét các danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng theo thành tích, công trạng đạt được hàng năm và theo quý:
3.1. Việc áp dụng tiêu chuẩn các danh hiệu thi đua, tiêu chuẩn các hình thức khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật; hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế... vào bình xét khen thưởng.
3.2. Việc thực hiện quy trình, thủ tục bình xét thi đua, khen thưởng.
3.3. Việc thực hiện quy định về thẩm quyền khen thưởng, đề nghị khen thưởng.
4. Kiểm tra việc sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng:
4.1. Tình hình sắp xếp, bố trí cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng.
4.2. Số lượng, chất lượng cán bộ được giao nhiệm vụ làm công tác thi đua, khen thưởng.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?