Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia là hoạt động gì?
- Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia là hoạt động gì?
- Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia dựa trên nguyên tắc gì?
- Hàng xuất nhập khẩu tại chỗ có được miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi thông quan không?
Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia là hoạt động gì?
Tại Điều 3 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau kiểm tra chuyên ngành là việc cơ quan kiểm tra chuyên ngành căn cứ các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật để xem xét, đánh giá, xác định hàng hóa đạt yêu cầu xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh theo quy định của pháp luật có liên quan.
Việc kiểm tra chuyên ngành về văn hóa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về lĩnh vực văn hóa.
Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia là hoạt động gì? (hình từ Internet)
Việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia dựa trên nguyên tắc gì?
Theo Điều 21 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
1. Áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
2. Cơ quan kiểm tra chuyên ngành thực hiện kiểm tra chuyên ngành trên cơ sở tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra được bộ quản lý ngành, lĩnh vực công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Tùy theo yêu cầu quản lý, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có thể chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật thực hiện một số công việc trong kiểm tra chuyên ngành.
3. Áp dụng miễn, giảm kiểm tra chuyên ngành đối với:
a) Hàng hóa đã được chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy, công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy, chứng nhận đã áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực theo quy định của bộ quản lý ngành, lĩnh vực;
b) Hàng hóa đã có kết quả đánh giá sự phù hợp được thừa nhận theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
4. Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa xuất khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan, Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan theo quy định của pháp luật chuyên ngành và đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
a) Có tên gọi chi tiết của hàng hóa kèm mã số HS phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành và Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam;
b) Có tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng áp dụng cho mặt hàng kiểm tra làm cơ sở để kiểm tra hàng hóa;
c) Có quy định trình tự kiểm tra, thủ tục kiểm tra, thời hạn kiểm tra, cơ quan kiểm tra chuyên ngành, tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định (nếu có).
5. Hàng hóa được đưa vào Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan đáp ứng yêu cầu quản lý hàng hóa trong từng thời kỳ và thuộc một trong các khả năng: gây mất an toàn cao, gây lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia.
6. Đối với hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành sau thông quan, các bộ quản lý ngành, lĩnh vực liên quan tổ chức thực hiện kiểm tra hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật; kết quả kiểm tra được xem xét để điều chỉnh Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chuyên ngành trước thông quan và đánh giá mức độ tuân thủ của tổ chức, cá nhân để quyết định hình thức, mức độ khi kiểm tra chuyên ngành.
Theo quy định trên thì việc kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật chuyên ngành của tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
Hàng xuất nhập khẩu tại chỗ có được miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi thông quan không?
Tại Điều 22 Nghị định 85/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan
1. Các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật, các trường hợp miễn kiểm tra chuyên ngành theo quy định của Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
2. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa nhập khẩu trong danh mục và định lượng miễn thuế theo quy định của pháp luật phục vụ cho công tác và sinh hoạt của tổ chức nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao;
c) Hành lý của người nhập cảnh trong định mức miễn thuế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
3. Ngoài trường hợp được miễn kiểm tra nêu tại khoản 1 Điều này, còn áp dụng miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng đối với các trường hợp sau:
a) Hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh có trị giá hải quan được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế;
b) Hàng hóa tạm nhập khẩu để bán tại cửa hàng miễn thuế;
c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ.
4. Các quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này không áp dụng trong trường hợp các bộ quản lý ngành, lĩnh vực có cảnh báo về an toàn thực phẩm, lây lan dịch bệnh, gây nguy hại cho sức khỏe, tính mạng con người, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, nguy hại cho kinh tế, cho an ninh quốc gia hoặc có văn bản thông báo dừng áp dụng chế độ miễn kiểm tra chuyên ngành trước thông quan.
Như vậy, hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ sẽ được miễn kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia trước khi thông quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?